Nhằm hỗ trợ các đơn vị triển khai hiệu quả hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, trong 2 ngày 11 và 12 /7/2024 tại Tp. Đà Nẵng, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức lớp tập huấn lập kế hoạch, báo cáo, đấu thầu, thanh quyết toán đối với các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng các thành viên quyết định chọn ngày 31/5 hàng năm là “Ngày Thế giới không thuốc lá” (World No Tobacco Day) nhằm gây sự chú ý của cộng đồng về những tác hại do thuốc lá gây ra, đồng thời kêu gọi toàn cầu nên quan tâm đến vấn đề hút thuốc lá và những căn bệnh nguy hiểm chết người liên quan đến nó.
Ban thường vụ Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tổ chức 6 lớp tập huấn về công tác phòng chống tác hại thuốc lá năm 2023. Các lớp tập huấn diễn ra từ ngày 17/10 đến 25/10, với gần 1.000 cán bộ, hội viên nông dân của 6 quận huyện: Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Hải Châu, Sơn Trà và Hòa Vang tham gia.
Ngày Thế giới Phòng, chống tự tử diễn ra vào 10/9 nhằm kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về tác hại từ hành vi tự tử, đồng thời thúc đẩy các quốc gia hành động để ngăn chặn việc thực hiện hành vi này. Vấn đề tự tử ít được mọi người chú ý nhưng mức độ nghiêm trọng của nó cũng không kém phần dịch bệnh cướp đi sinh mạng con người. Tuy nhiên, tự tử hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, việc ngăn ngừa tự tử cần bắt đầu từ khâu phát hiện sớm những dấu hiệu của người có ý định tự tử để kịp thời ngăn chặn và cứu giúp.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã khẳng định rằng thuốc lá điện tử tạo ra các hóa chất độc hại giống như thuốc lá, kèm theo các phụ gia hương liệu và kim loại nặng. Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe ngoài các tác hại sẵn có của nicotin trong sản phẩm.
Thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, thời gian qua, Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đội ngũ cán bộ, viên chức và người bệnh, người nhà bệnh nhân. Nhờ vậy khuôn viên Bệnh viện luôn sạch sẽ, thoáng mát; tình trạng hút thuốc trong bệnh viện của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã giảm rõ rệt. Đặc biệt, cán bộ nhân viên trong bệnh viện không những thực hiện nghiêm túc mà còn là những tuyên truyền viên tích cực tư vấn giám sát, nhắc nhở, cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe.
Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp như: Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Mọi người cần tìm hiểu và chủ động phòng chống tác hại của nắng, nóng đối với sức khỏe, sinh hoạt.
Ngày 14 tháng 6 năm 2019, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia (PCTH) số 44/2019/QH14, hiệu lực thi hành từ 01/01/2020. Luật có 7 chương, 36 điều qui định các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Luật này có quy định một số điểm mới tác động mạnh tới đông đảo người dân.
Mỗi người trên khắp thế giới, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, sẽ dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, thuốc đôi khi gây ra tác hại nghiêm trọng nếu được bảo quản, kê đơn, cấp phát, sử dụng không đúng cách hoặc nếu theo dõi không đầy đủ.
UBND thành phố vừa có công văn triển khai thực hiện nội dung Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 3-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ về chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu “Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng”.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...