Đến thời điểm này, Việt Nam đã tiêm trên 223 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại. Có được kết quả này ngoài sự nỗ lực không mệt mỏi của ngành Y tế trong hơn 2 năm qua, vừa chống dịch, vừa thần tốc tiêm chủng, phải kể đến vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận tham gia, đi tiêm chủng…
Căn cứ Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 21/12/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tổ chức chiến dịch tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2022; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố về việc thần tốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, Sở Y tế sẽ tổ chức tiêm chủng lưu động cho người lao động tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố từ ngày 26-29/4/2022.
Chiến lược xét nghiệm thần tốc chính là chìa khoá của thành công. Xét nghiệm được thực hiện cho các nhóm đối tượng nguy cơ như F1, lấy mẫu rộng các hộ gia đình xung quanh các địa điểm phong tỏa… liên quan đến bệnh nhân mắc SARS-CoV2 sẽ góp phần hạn chế tối đa mức độ lây nhiễm trong cộng đồng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Quản lý chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo trong các khu vực được cách ly, phong tỏa. Siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở lưu trú; Đẩy mạnh thực hiện chiến lược khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc, xét nghiệm rộng và nhanh... Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch”, các khu vực nguy cơ cao tại TP Đà Nẵng; tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm. Đây là nội dung trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến với các địa phương về phòng, chống dịch COVID-19.