CHIẾN THẮNG COVID – CHẤM DỨT BỆNH LAO!

Thứ hai - 15/03/2021 22:57
Ngày Thế giới phòng chống Lao (24/3) hằng năm, kêu gọi nhận thức của cộng đồng rằng: bệnh Lao ngày nay vẫn là một dịch bệnh ở hầu hết thế giới, gây ra cái chết của gần một triệu rưỡi người mỗi năm,
“Đồng hồ đã điểm”
Ngày Thế giới phòng chống Lao (24/3) hằng năm, kêu gọi nhận thức của cộng đồng rằng: bệnh Lao ngày nay vẫn là một dịch bệnh ở hầu hết thế giới, gây ra cái chết của gần một triệu rưỡi người mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm nay (2021) là: “The clock is ticking – Đồng hồ đã điểm”. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến tiến trình nước rút của chiến lược chấm dứt bệnh Lao toàn cầu, bao gồm đảm bảo tiếp cận với dịch vụ y tế cho tất cả mọi người dân.
 
1603212

     Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Lao 24/3/2021, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình chống lao Quốc gia đã có kế hoạch phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai Chiến dịch truyền thông tại cấp Trung ương và địa phương với chủ đề:“Chiến thắng COVID – Chấm dứt bệnh Lao!”.
     Đây là hoạt động quan trọng hàng năm hướng đến cam kết chính trị các cấp và hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao, đồng thời tuyên truyền nâng cao kiến thức của người dân và cộng đồng về bệnh lao và công tác phòng, chống Lao. Chủ đề muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống COVID-19, mọi người hãy tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh Lao dù vẫn đang còn nhiều khó khăn, cùng đoàn kết, chung tay chiến thắng đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và hướng tới mục tiêu chấm dứt  bệnh Lao. Con số tử vong vì Lao còn cao hơn nhiều số tử vong do COVID hay do tai nạn giao thông. Những người tử vong do Lao chủ yếu do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh Lao là một bệnh lây nhiễm, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu công tác phòng, chống lao cũng nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức, được sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng thì mục tiêu loại bỏ bệnh Lao vào năm 2030 hoàn toàn có thể thực hiện được.
     Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh Lao cao, là một trong  30 nước có gánh nặng bệnh Lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (báo cáo WHO 2020). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân Lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh Lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, Lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
     Năm 2020, Việt nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid 19 mặc dù ảnh hưởng đó là nhỏ hơn rất nhiều so với thế giới, phat hiện bệnh lao cũng giảm đi hơn 3%. Tuy nhiên, người dân dã có ý thức rất cao về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có sự tương đồng giữa Lao và Covid. Đồng thời, hệ thống chính trị cũng đã có đủ thông tin về vai trò của y tế trong phát triển kinh tế - xã hội, các biện pháp giải quyết dịch bệnh đường hô hấp. Đó chính là cơ hội để Việt Nam thực hiện chấm dứt bệnh Lao.

Bệnh lao và COVID-19

     Bệnh Lao là căn bệnh giết người lớn nhất thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm, cướp đi sinh mạng của hơn 4000 người mỗi ngày. Đại dịch Covid-19 chưa từng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người có tình trạng sức khỏe từ trước. Những người bị Lao thường dễ bị nhiễm trùng hơn, bao gồm cả coronavirus mới, do tổn thương phổi từ trước. Họ có nguy cơ phát triển các biến chứng do COVID-19 cao hơn.

Các biện pháp người bị Lao cần thực hiện để giảm nguy cơ mắc COVID-19:

  • Ở nhà và tránh tiếp xúc với mọi người càng nhiều càng tốt.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.
  • Không chạm vào mặt, mũi, mắt bằng tay chưa rửa.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người không khỏe.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị lao của bạn.
  • Tránh đến bệnh viện càng nhiều càng tốt và giữ liên lạc với bác sĩ / y tá / cơ sở y tế của bạn qua điện thoại.
  • Sử dụng khẩu trang và cẩn thận hơn để giữ vệ sinh như - khử trùng tay, bề mặt đã sử dụng, vứt bỏ khăn giấy đã qua sử dụng đúng cách, v.v.

Các Chương trình Phòng chống Lao cần phải:

  • Đảm bảo duy trì liên lạc thích hợp với những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao và tất cả các bên liên quan sử dụng các phương tiện liên lạc ảo.
  • Bảo đảm có sẵn thuốc điều trị lao nhiều tháng tại nhà của những người đang điều trị lao
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ / tuân thủ kỹ thuật số phù hợp theo bối cảnh địa phương.
  • Đảm bảo người bị lao được hỗ trợ cần thiết về tâm lý - xã hội, dinh dưỡng và kinh tế.
  • Đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh lao được thông báo đầy đủ và sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân cần thiết.
  • Chuyển sang điều trị lao kháng thuốc không tiêm. Đảm bảo có sẵn các hệ thống để theo dõi từ xa các tác dụng phụ và giảm thiểu việc đến bệnh viện.
  • Duy trì nguồn cung cấp thuốc điều trị lao không bị gián đoạn bằng cách lập kế hoạch mua sắm sớm và lập kế hoạch cẩn thận cho việc phân phối và vận chuyển tại địa phương trong các tình huống bế tắc.
     Chủ đề Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2021 “Đồng hồ đã điểm”  muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống COVID-19 rằng: mọi người hãy tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh Lao. Mặc dù vẫn  còn nhiều khó khăn, nhưng nếu các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng cùng vào cuộc,  đoàn kết, chung tay , chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19 và tiến  tới mục tiêu chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030.
(Phước An- Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây