Hiểu đúng về xét nghiệm test nhanh kháng nguyên COVID-19

Thứ năm - 31/03/2022 23:19
Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc xét nghiệm Covid-19 là rất cần thiết. Đây là nhu cầu chính đáng, nhưng người dân cần tìm hiểu việc sử dụng kit test như thế nào để có hiệu quả, đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Khi nào cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19? 
Hiểu đơn giản làm xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên Covid-19 là biện pháp phát hiện protein bề mặt của virus SARS-CoV-2. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 hiện đã khá phổ biến không chỉ ở các cơ sở y tế mà còn đối với các đơn vị, hộ gia đình vì thao tác lấy mẫu dễ thực hiện cũng như cho kết quả nhanh chóng. Kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên cũng đã được Ngành Y tế cho phép sử dụng để xác định ca mắc COVID-19.
Tuy nhiên, người dân chỉ nên thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 trong các trường hợp sau: Khi được ghi nhận, xác định là có tiếp xúc với F0; Người có biểu hiện bệnh lý ho, sốt, cảm cúm...; Người từ vùng có dịch về địa phương nên đến các cơ sở y tế được tư vấn, hướng dẫn, lấy mẫu xét nghiệm.
test nhanh

Xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được xác định là mắc COVID-19 (F0) trong 3 điều kiện sau: (1) người tiếp xúc gần F1; (2) người có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh…; (3) người có kết quả xét nghiệm nhanh 02 lần liên tiếp dương tính cách nhau trong vòng 8 giờ và có yếu tố dịch tễ.
Sử dụng kit test như thế nào để có hiệu quả?
Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc xét nghiệm Covid-19 là rất cần thiết. Đây là nhu cầu chính đáng, nhưng người dân cần tìm hiểu việc sử dụng kit test như thế nào để có hiệu quả, đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi đã tiếp xúc với người mắc Covid-19, người dân cần xét nghiệm từ ngày thứ 3 - 5 (tính từ ngày ghi nhận tiếp xúc với ca mắc Covid-19) bởi đây là thời điểm nhân lên của virus, thực hiện xét nghiệm để xác định có bị nhiễm hay không.
Trường hợp đã mắc Covid-19 (F0) tính từ ngày ghi nhận có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì xét nghiệm vào ngày thứ 7. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đây là những thời điểm để F1 có thể xác định mắc Covid-19 hay không; F0 đang điều trị còn virus trong cơ thể không. 
Việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên phải do nhân viên y tế hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. 
Đối với người dân thường xuyên, liên tục tự làm xét nghiệm, nếu làm xét nghiệm không đúng kỹ thuật và lạm dụng thực hiện xét nghiệm hàng ngày có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. 

Lạm dụng test nhanh gây lãng phí

Các chuyên gia khẳng định việc làm test nhanh thường xuyên hàng ngày là không cần thiết và gây lãng phí. Bởi sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, cơ thể có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Hữu Quý
(Theo Bộ Y tế)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây