Nhìn bề ngoài, ngay cả bác sĩ cũng không thể biết được một người có nhiễm HIV hay không. Do thời kỳ ủ bệnh kéo dài nhiều năm nên người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm do đó là cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không.
Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Ngay cả những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và có thể lây nhiễm cho những người dễ bị tổn thương hơn… Do đó, việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng.
Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là: Trẻ em của chúng ta sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể phòng tránh được, trong đó có các bệnh lây truyền từ mẹ sang con!
Nếu bạn là một người mẹ hoặc sắp trở thành mẹ, việc thắc mắc về điều gì là an toàn nhất cho con bạn là điều hiển nhiên trong thời gian bùng phát đại dịch do COVID-19. Dưới đây là một số giải đáp cho những bà mẹ mới hoặc sắp được làm mẹ giúp mang lại trải nghiệm an toàn nhất cho bạn và con bạn, cho dù bạn đang cảm thấy khỏe mạnh hay đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19.
Y học đã ghi nhận rất nhiều bệnh lây truyền khi từ mẹ sang con, tùy vào tác nhân gây bệnh, những bệnh này ngoài hậu quả cho mẹ còn gây ra nhiều kết cục xấu cho thai nhi, góp phần gia tăng gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Bệnh lây từ mẹ sang con có thể qua nhiều con đường: đường máu qua trao đổi máu mẹ-con trong khi mang thai, lây nhiễm trực tiếp qua dịch tiết và máu mẹ khi chuyển dạ hoặc lây qua sữa mẹ, tiếp xúc trực tiếp trong thời kỳ cho con bú. Nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi của các nhà khoa học đã đem lại cho chúng ta con đường dự phòng hiệu quả một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con, mở ra cơ hội cho các bà mẹ mắc bệnh sinh ra được những em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng tiếp cận được những hiểu biết và can thiệp hiệu quả đó.
Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.
Có một số người đã và đang hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nhất định phải nuôi dưỡng những thói quen và chế độ ăn uống tốt, để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ việc kéo dài tuổi thọ.
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thời tiết hanh khô, độ ẩm cao sẽ khiến mọi người dễ có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm hay dễ mắc các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì việc chăm sóc sức khỏe đúng cách là vô cùng cần thiết để được khỏe mạnh trong thời tiết giá lạnh.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh đã trở nên phổ biến trong thời đại hiện nay. Khi mắc bệnh, cuộc sống của bạn sẽ có ít nhiều thay đổi. Bạn không thể làm gì hơn là phải chấp nhận và học cách chung sống suốt đời với nó vì đây là căn bệnh không chữa khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên, cuộc sống của bạn vẫn có thể diễn ra hết sức bình thường, khỏe mạnh nếu biết cách kiểm soát tốt căn bệnh này.
Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là: Trẻ em của chúng ta sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể phòng tránh được, trong đó có các bệnh lây truyền từ mẹ sang con!
Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người khỏe mạnh chưa mắc bệnh, chế độ ăn không đầy đủ thiếu cả số lượng và chất lượng vẫn còn rất phổ biến, điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc bệnh. Chính vì vậy, việc tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp phòng chống các bệnh xâm nhập vào cơ thể, kể cả vi rút SARS-CoV-2.
Dinh dưỡng hợp lý giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để có khả năng chống chọi với bệnh tật, nhờ đó cơ thể có đủ năng lượng để sử dụng thuốc điều trị một cách hiệu quả. Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị yếu và không đảm bảo các chức năng, bệnh nhân sẽ bị sụt cân, hao mòn và suy dinh dưỡng. Hiện tượng này rất phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS làm cho bệnh nhân nặng thêm. Do vậy cần hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân HIV trong quá trình điều trị và hướng dẫn tại cộng đồng.