Vào mùa lạnh, mọi người thường gặp một số vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu... Do đó mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Hiện thế giới có khoảng 3,1 triệu người bị bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh hiện xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số. Thế nhưng nhiều người dân lại không biết được sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp. Bệnh có thể điều trị làm chậm tiến triển khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Mục tiêu của Ngày Thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính năm 2021 nhằm nhấn mạnh rằng gánh nặng của COPD vẫn còn, bất chấp đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu. Ngay cả khi liên quan đến COVID-19, COPD vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Theo Bộ Y tế những người mắc đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư, đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; Bệnh thận mạn tính; Béo phì, thừa cân... sẽ có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19.
Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng chia sẻ: một hạn chế của người Việt, đó là chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe từ khi còn trẻ mà chỉ chăm khi có bệnh, phải đi viện. Trong khi có đến hơn 70% các loại tử vong là do các bệnh không lây nhiễm mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường, phổi tắc nghẽn và các bệnh khác... liên quan đến lối sống, trong đó có thói quen vận động