Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng chia sẻ: một hạn chế của người Việt, đó là chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe từ khi còn trẻ mà chỉ chăm khi có bệnh, phải đi viện. Trong khi có đến hơn 70% các loại tử vong là do các bệnh không lây nhiễm mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường, phổi tắc nghẽn và các bệnh khác... liên quan đến lối sống, trong đó có thói quen vận động
Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng chia sẻ: một hạn chế của người Việt, đó là chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe từ khi còn trẻ mà chỉ chăm khi có bệnh, phải đi viện. Trong khi có đến hơn 70% các loại tử vong là do các bệnh không lây nhiễm mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường, phổi tắc nghẽn và các bệnh khác... liên quan đến lối sống, trong đó có thói quen vận động
Với mục đích phát động toàn dân thực hiện lối sống lành mạnh, dự phòng và phát hiện sớm bệnh tật, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1954-27/02/2019), tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam. Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại hơn 700 điểm cầu của Trung ương và 63 tỉnh, thành phố, trong đó có điểm cầu Đà Nẵng. Tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng tuyên bố phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế công bố Chương trình hành động triển khai Chương trình Sức khỏe Việt Nam trên phạm vi toàn quốc.
Tại thành phố Đà Nẵng, ngoài việc tổ chức chương trình truyền hình trực tuyến tiếp sóng buổi lễ phát động tại điểm cầu Trung ương, Đà Nẵng còn tổ chức các hoạt động như: đo huyết áp, xét nghiệm nhanh đường máu, kiểm tra, tư vấn sức khỏe cho các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến. Sau khi kết thúc chương trình phát động, các đại biểu đang tham dự trong Hội trường cùng đồng loạt thực hiện bài tập thể dục tại chỗ để tăng cường vận động thể lực. Song song các hoạt động trên, là hoạt động thả các chùm bóng bay mang thông điệp về sức khỏe và tổ chức đoàn xe đạp diễu hành hưởng ứng cuộc vận động 10.000 bước chân mỗi ngày. Tất cả các hoạt động đều được truyền hình trực tiếp đến các điểm cầu trên toàn quốc.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc từ tuyến thành phố đến các quận/huyện, xã phường triển khai các hoạt động truyền thông trong một tuần trước và trong thời gian tổ chức sự kiện gồm: xây dựng và phát sóng các phóng sự truyền hình, thông điệp truyền hình, đưa tin trên các ấn phẩm báo viết và Website của các đơn vị; treo băng rôn, khẩu hiệu về phòng chống bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở y tế và trên một số tuyến phố chính; in và phổ biến các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông; tổ chức đo huyết áp, xét nghiệm, khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe…
Mục tiêu chung của Chương trình là xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Từ mục tiêu chung này, Chương trình cũng đưa ra ba mục tiêu cụ thể, gồm: (1) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; (2) Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; (3) Thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Chương trình Sức khỏe Việt Nam là một chương trình tổng thể nhằm kết nối các chương trình, dự án, đề án trong những lĩnh vực liên quan để tập trung thực hiện các mục tiêu ưu tiên về sức khỏe. Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2030 với 11 lĩnh vực ưu tiên, chia làm 03 nhóm:
- Thứ nhất: Nâng cao sức khỏe; bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; tăng cường vận động thể lực.
- Thứ hai: Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh; chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu bia; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm.
- Thứ ba: Chăm sóc sức khỏe ban đầu; kiểm soát bệnh tật; phát hiện quản lý sớm một số bệnh không lây nhiễm; chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe người lao động.
Việc vận động tại chỗ tuy nhỏ song mang lại nhiều lợi ích, hình thành thói quen để mọi người vận động nhiều hơn, đặc biệt là dân công sở.
Với chương trình Sức khỏe Việt Nam, Bộ Y tế mong muốn kêu gọi trước hết là cán bộ ngành y tế, tiến tới là các ngành và người dân nói chung tham gia tập thể dục, chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe, trước mắt là những động tác đơn giản giữa giờ làm.
Việc vận động tại chỗ tuy nhỏ nhưng lợi ích lớn, sẽ hình thành thói quen để mọi người tiến tới vận động nhiều hơn. Vận động tại chỗ đặc biệt hữu ích với những người hay phải ngồi nhiều. Việc tập thể dục giúp thay đổi tư thế, đỡ mệt mỏi và tăng năng suất lao động cũng như sức khỏe.