Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Biểu hiện của bệnh bao gồm: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch.
Con người có thể bị nhiễm virut cúm gia cầm như cúm A (H5N1), A (H7N9), A (H9N2) và các vi rút cúm khác có nguồn gốc từ động vật A (H1N1), A (H1N2) và A (H3N2). Bệnh Cúm gia cầm lây sang người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí tử vong. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cho người, vì thế chủ động phòng cúm gia cầm luôn là vấn đề cần thiết.
Có tới 70% người mắc Lao ở trong độ tuổi lao động và phần lớn có điều kiện kinh tế khó khăn. Với thời gian điều trị kéo dài từ 6-8 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là Lao kháng thuốc, cùng với nhiều bệnh lý kèm theo, nên chi phí điều trị cho một bệnh nhân là rất lớn. Đây là một khó khăn đối với bệnh nhân nghèo, đặc biệt là những bệnh nhân Lao không có thẻ BHYT.
Viêm não Nhật Bản còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B. Đây là bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5,6, 7, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Vì thế, chúng ta cần đề cao cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây nên, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hiện nay, trên thị trường ngoài thuốc lá truyền thống đang tồn tại hai loại thuốc lá thế hệ mới. Đó là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Hai loại thuốc mới này đang được quảng bá là ít gây độc hại, thậm chí không độc hại. Vậy bản chất thuốc lá thế hệ mới là gì? Có độc hại hay không? Thực tế đã có người nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não lan tỏa tất cả các vị trí, tổn thương gan… Nguyên nhân được xác định do bệnh nhân ngộ độc một chất ma túy thế hệ mới có trong thuốc lá điện tử.
Virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Đã có nhiều biến thể mới và có thể có nhiều biến thể hơn trong tương lai, thậm chí có thể trở thành biến chủng mới (tức là virus SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện). Một khi còn chủng virus lưu hành thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng.
Hiện nay Sốt xuất huyết Dengue đang vào mùa. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm với một số sốt vi rút thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Theo thời gian, biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều tổn thương cho đôi mắt dẫn tới suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu phát hiện biến chứng sớm.
Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người và là truyền thống tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam. Hiến máu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn có một số tác dụng tích cực nhất định đối với cơ thể của người hiến máu.
Sau sinh, thông thường các chị em phụ nữ phải cần tới 3-4 tháng, có người thậm chí tận hơn một năm mới có kinh trở lại. Do không tìm hiểu kỹ, nhiều chị em nghĩ rằng chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ không mang thai được nên tâm lý chủ quan. Do đó nhiều người đã mang thai lại trong tình cảnh “dở khóc dở cười”.
Một số lầm tưởng về bệnh ung thư vẫn đang cố thủ sâu trong quan niệm của nhiều người.Những lầm tưởng như vậy không giúp ích gì cho việc điều trị hoặc phòng ngừa căn bệnh chết người này thậm chí nó còn làm chậm việc chẩn đoán và ngăn cản tiến trình điều trị bệnh...
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...