Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm cao, có thể gây dịch. Nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.
Tại Việt Nam, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Theo báo cáo từ Viện Pasteur Nha Trang, tính đến ngày 25/11/2024 tại Miền Trung ghi nhận 453 ca mắc sởi tăng 151 lần so với năm 2023.
1. Dấu hiệu của bệnh sởi
Sốt kèm theo các triệu chứng mắt đỏ kèm nhèm, sưng nề mi mắt, chảy mũi nước, ho, tiêu chảy…
Phát ban ở sau tai lan đến mặt xuống cổ, ngực, lưng, tay, chân (ban màu, hơi nổi gờ trên mặt, xen kẽ các khoảng da lành). Giai đoạn lui bệnh, ban nhạt màu dần để lại vết thâm “vằn da hổ” và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. 2. Đường lây của bệnh sởi
Trực tiếp qua dịch tiết hô hấp của người bệnh như ho, hắt hơi, nước bọt,…4 ngày trước khi nổi ban cho tới 4 ngày sau nổi ban.
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có thể mắc bệnh sởi. Bệnh lây truyền mạnh trong những tập thể chưa có miễn dịch (nhà trẻ, trường mẫu giáo,…). 3. Biến chứng của bệnh
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, bùng phát lao tiềm ẩn, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. 4. Cách phòng tránh
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Cần cho trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi theo khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Mũi 1: Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi (vắc xin sởi)
- Mũi 2: Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi (vắc xin sởi-rubella).
Trong trường hợp bị trễ lịch tiêm, cần cho trẻ tiêm chủng sớm nhất có thể.
Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với người mắc sởi hoặc nghi mắc sởi.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ.
Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày.
Vệ sinh nhà cửa, giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời./.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...