Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin phòng bệnh. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh
Bệnh bạch hầu nguy hiểm ra sao? Bệnh nhân mắc bạch hầu có nguy cơ bị biến chứng như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Bệnh có thể lây lan thành dịch. Bệnh mặc dù nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Lưu ý người dân không nên hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các nguồn không chính thống. Không tự ý tiêm chủng vắc xin chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vắc xin có chứa thành phần bạch hầu. Ai có thể mắc bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch.
Hình minh họa: người bệnh bạch hầu xuất hiện màng giả có màu trắng ngà
Bệnh lây lan như thế nào? Bệnh rất dễ lây lan. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Phòng bệnh bằng cách nào? Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất. Phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch. Trong trường hợp hoãn tiêm cần đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể. Ngoài ra có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung khác như: - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh. - Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. - Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín. - Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. - Theo dõi thông tin về dịch bệnh bạch hầu từ các nguồn tin cậy như Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, … Lịch tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu hiện nay thế nào? Vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng với 3 liều vào lúc 2,3,4 tháng tuổi để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 01 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi. Căn cứ theo khyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và theo xu hướng quốc tế, Bộ Y tế đã bổ sung thêm một liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi. Như vậy, hiện nay Việt Nam đã triển khai tiêm 05 liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của WHO để tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng. Người dân trong ổ dịch bạch hầu cần làm gì? Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...