Trong những năm gần đây, tỉ lệ nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa nhất là độ tuổi vị thành niên, tăng cao ở nam giới trên địa bàn thành phố. Nhiễm mới HIV trong nhóm MSM xu hướng gia tăng trong vòng 5 năm gần đây. Trong đó, việc tiếp cận nhóm MSM còn hạn chế do nhóm có mật độ di biến động cao, thay đổi theo mùa (mùa du lịch); nhiều bạn tình, khó lộ diện, khó tiếp cận, đối tượng nhiều ngành nghề có trí thức nên rất khó khăn trong triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, chăm sóc điều trị.
Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành. Ở giai đoạn này các em có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm, thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng mối quan hệ mới.
Nạo phá thai dù ở tuổi nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng ở trẻ vị thành niên (VTN), chưa đủ trưởng thành về thể chất, lý trí, tình cảm để sẵn sàng làm mẹ thì hậu quả của nạo phá thai sẽ nặng nề hơn, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
Tuổi vị thành niên (VTN) là thời kỳ phát triển đặc biệt, trẻ em lớn lên và phát triển để trở thành người lớn. Đây là thời kỳ xảy ra đồng thời nhiều thay đổi gồm: sự lớn lên và trưởng thành của cơ thể, sự thay đổi về tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này những hiểu biết về sức khỏe sinh sản chưa đủ để chuẩn bị tốt tâm lý, dễ bị tổn thương, những kiến thức có được không đủ để bảo vệ bản thân, gây ra nhiều hệ lụy lớn như quan hệ tình dục sớm, có thai ngoài ý muốn,…
Trong 3 tháng đầu năm, hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản được các tuyến chủ động lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và ngày càng đi vào quy củ. Bước đầu các tuyến đã chú trọng đẩy mạnh các nội dung mới như dự phòng ung thư cổ tử cung; dự phòng lây truyền các bệnh từ mẹ sang con; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên- thanh niên; triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em...
Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020 và Ngày Thế giới phòng chống AIDS, tối 10-12, Đoàn Thanh niên Đại học Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu công tác phòng, chống HIV/AIDS cho sinh viên Đại học Đà Nẵng năm 2020”.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm đến tâm tư thầm kín ở tuổi mới lớn của con em mình, trong khi đó các em lại đang trong vòng “lẫn quẩn” của sự phát triển về tâm sinh lý, chưa phân biệt được đâu là giới tính thật của mình nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo quan hệ tình dục đồng giới vị thành niên. Nếu các em không có kiến thức phòng ngừa cho chính bản thân mình thì việc lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ là một sớm một chiều.
Hiện nay, tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu I-ốt vẫn còn phổ biến ở trẻ em học đường. Đây là những yếu tố nguy cơ liên quan với tăng trưởng chiều cao chậm, suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ học đường, trẻ vị thành niên cũng như người trưởng thành Việt Nam.
Vị thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt trong cuộc đời một con người, là thời kỳ xảy ra hàng loạt biến đổi nhanh chóng cả về thể chất lẫn tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội của trẻ, cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những thay đổi ấy theo hướng tích cực và có lợi nhất.
Thực hiện theo Kế hoạch số 418/KH-TTAIDS ngày 17/4/2020 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng về hoạt động “Cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ bị nhiễm HIV, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và thanh niên dưới 25 tuổi bị nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Đà Nẵng năm 2020”.
Gần đây, một số trường hợp điển hình về trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn một lần nữa gióng lên những lo ngại. Thiếu kiến thức trong việc quan hệ tình dục an toàn cũng như ý thức phòng tránh thai kém đã dẫn đến một loạt những hậu quả đáng tiếc, nhất là đối với nữ giới, ảnh hưởng đến sức khỏe của các em ở hiện tại cũng như những hệ lụy nghiêm trọng về sau.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...