Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức các lớp Tập huấn hướng dẫn sàng lọc, tư vấn can thiệp, theo dõi quản lý, điều trị và tư vấn tái nghiện do lạm dụng rượu, bia cho cán bộ chuyên trách bệnh không lây nhiễm tại Trung tâm y tế quận/huyện và các Trạm y tế xã, phường năm 2024.
Bạn đã biết gì về Sổ Theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em hay còn gọi là Sổ Mẹ và Bé? Cuốn Sổ Theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em được thiết kế nhỏ gọn như cuốn sổ tay với bìa màu hồng đáng yêu ít nhiều đã quen thuộc với cộng đồng bà mẹ mang thai tại thành phố Đà Nẵng nhưng đã mấy ai hiểu hết về nó! Vậy cuốn sổ màu hồng ấy có gì đặc biệt?
Từ hôm nay, Đà Nẵng bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho nhóm trẻ từ 6 – dưới 12 tuổi trên toàn thành phố. Có thể nói, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp an toàn nhất để bảo vệ trẻ trước dịch bệnh cũng như góp phần tạo miễn dịch cộng đồng đặc biệt là đối với nhóm trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các phụ huynh cần chú ý cẩn thận, chăm sóc và theo dõi trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng. Kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường nguy hiểm với trẻ.
Khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.
Để tạo điều kiện cho người dân về quê đón Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương không cách ly người về quê đón Tết Nguyên đán... Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) người dân sinh sống tại khu vực thuộc 4 cấp độ dịch không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, ngoại trừ các trường hợp thuộc diện theo dõi sức khỏe hoặc đang ở trong khu phong tỏa.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, để đảm bảo công tác quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, ngày 05/01/2022 vừa qua, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng ban hành Công văn số 14/SYT-NVY về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.
Thông thường sau khi sinh tại cơ sở y tế, sản phụ sẽ được xuất viện và về nhà. Việc chăm sóc sau sinh là vấn đề quan trọng để sản phụ lấy lại sức khỏe, do đó cần phải có sự theo dõi chặt chẽ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh việc thực hiện khuyến cáo 5K để phòng COVID-19 thì việc thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng bệnh này; đồng thời sẽ giúp làm giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong. Đối với người vừa thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn thời gian tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.
Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.
Trong 3 tháng đầu năm, hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản được các tuyến chủ động lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và ngày càng đi vào quy củ. Bước đầu các tuyến đã chú trọng đẩy mạnh các nội dung mới như dự phòng ung thư cổ tử cung; dự phòng lây truyền các bệnh từ mẹ sang con; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên- thanh niên; triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em...
Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 103/BYT-KHTC về việc Hướng dẫn thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT của các xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS (gồm xét nghiệm CD4, xét nghiệm đo tải lượng HIV) đối với trường hợp phải chuyển bệnh phẩm sang cơ sở y tế khác để xét nghiệm.
An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc-xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...