Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) thường xảy ra sau tuổi 40 và được xem như là giai đoạn đầu của nhiều rối loạn khác như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đục nhân mắt, xuất huyết võng mạc, bệnh mạch vành dẫn đến suy tim, tổn thương thận.
Biến chứng đáy mắt của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) còn gọi là bệnh võng mạc ĐTĐ, gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Võng mạc (còn gọi là đáy mắt) là vùng nhạy cảm với ánh sáng của nhãn cầu, nơi có các tế bào thần kinh nhận hình ảnh để đưa lên não xử lý.
Biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường gây một loạt các tổn thương về thị lực, bao gồm: Bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người tiểu đường.
Tháng 4 năm 1993, Đà Nẵng phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên. Tính đến nay đã gần 30 năm thành phố đương đầu với dịch HIV/AIDS. Việc triển khai tích cực và hiệu quả chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian qua đã làm cho tình hình dịch HIV/AIDS tại Đà Nẵng ngày càng được kiểm soát tốt. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư được duy trì ở mức dưới 0,1% theo như mục tiêu đã đề ra.
Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu thực phẩm tăng cao, dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân. Cùng với đó là những thực phẩm giả không an toàn, kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng trà trộn lưu thông trên thị trường. Chính vì thế người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ nên lưu ý khi lựa chọn thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân gia đình mình.
Khi nhiệt độ xuống quá thấp có thể gây ra một số tổn thương cho cơ thể như: cóng, lạnh cứng, cước... Các tổn thương này có thể gia tăng ở người mắc bệnh mạn tính. Tùy từng mức độ tổn thương, cần xử trí đúng cách để giảm nguy hại tới sức khỏe.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam năm 26/12/2020, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội thi công tác Dân số và Phát triển với chủ đề “Thích ứng với già hóa dân số” năm 2020.
Sở Y tế TP. Đà Nẵng phối hợp với UBND quận Ngũ Hành Sơn tổ chức Lễ Mít-tinh Kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam (26/12) và Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số cấp thành phố năm 2020 tại Nhà Văn hóa quận Ngũ Hành Sơn.
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thời tiết hanh khô, độ ẩm cao sẽ khiến mọi người dễ có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm hay dễ mắc các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì việc chăm sóc sức khỏe đúng cách là vô cùng cần thiết để được khỏe mạnh trong thời tiết giá lạnh.
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật lâu dài trên toàn thế giới. Nhưng ít ai để ý rằng các chất chuyển hóa trong cơ thể từ thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ đột quỵ.
Thời tiết mùa đông - xuân vô cùng khắc nghiệt, tiết trời lạnh và có mưa buốt, đây là điều kiện thuận lợi dễ mắc các bệnh mùa đông xuân. Trong đó, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Bệnh gút là một dạng của viêm khớp, kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở một số tổ chức, cơ quan và gây bệnh ở đó. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới. Các triệu chứng của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi. Ho có thể nặng và kéo dài từ hai tuần trở lên.
Trong mùa đông, thời tiết trở lạnh, không khí ẩm, mưa nhiều là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là trẻ em, do cơ thể còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị mắc bệnh. Chính vì thế, trong những ngày đông giá lạnh trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc để phòng tránh các bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020 và Ngày Thế giới phòng chống AIDS, tối 10-12, Đoàn Thanh niên Đại học Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu công tác phòng, chống HIV/AIDS cho sinh viên Đại học Đà Nẵng năm 2020”.
Bệnh nước ăn chân thường xảy ra rất phổ biến sau khi địa phương bị ngập, lụt, một số người phải lội nước nhiều các kẽ chân bị bợt ra, có mảng trắng lép nhép, gây ngứa, dát, đau đớn khó chịu, bị nặng nhất thường ở kẽ thứ 3 thứ 4. Bệnh nước ăn chân thực chất là một loại nấm có tên Epydermophyton interdigitale gây nên gọi là bệnh “nấm kẽ chân”.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm đến tâm tư thầm kín ở tuổi mới lớn của con em mình, trong khi đó các em lại đang trong vòng “lẫn quẩn” của sự phát triển về tâm sinh lý, chưa phân biệt được đâu là giới tính thật của mình nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo quan hệ tình dục đồng giới vị thành niên. Nếu các em không có kiến thức phòng ngừa cho chính bản thân mình thì việc lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ là một sớm một chiều.
Mũ bảo hiểm (MBH) có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn. Do vậy, khi chọn (MBH), nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có MBH đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.
Hiện nay, những thành tựu và tiến bộ của nền y học thế giới đã giúp cho người nhiễm HIV có cuộc sống tốt hơn. Khi nhiễm vi rút HIV cũng không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, đi học hoặc giao tiếp xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu đúng về căn bệnh này để có cái nhìn khách quan, không kỳ thị đối với người không may mắc phải.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...