Trong các biến chứng mạn tính của Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ), biến chứng mắt cũng thường xảy ra, trong đó bệnh lý võng mạc cũng là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người ĐTĐ.
Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay diễn ra từ 01/6 đến 30/6 với chủ đề “Điều trị thuốc ARV sớm cho mẹ - Sức khỏe cho con”. Hưởng ứng tháng cao điểm này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.
Đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phúc tạp trên các quốc gia trên thế giới. Nó đã và đang ảnh hưởng và tác động nghiêm trọng tới tất cả các hoạt động các lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội, nhất là sức khỏe của con người đang bị đe dọa. Hậu quả mà mỗi người phải hứng chịu là khác nhau, tuy nhiên trong đó, có phụ nữ và trẻ em gái – những đối tượng chịu ảnh hưởng gia tăng về sức khỏe sinh sản và tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.
Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt“Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước. Trong đó, có nội dung khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi và tham gia thực hiện tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Bản tin lúc 6h ngày 17/6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, phát hiện một ca mắc COVID-19 là người Việt Nam trở về từ Kuwait, bệnh nhân được cách ly ngay khi nhập cảnh và không lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, tính đến hiện tại, Việt Nam ghi nhận 335 ca mắc COVID-19, trong đó 325 ca đã được công bố khỏi bệnh/xuất viện.
Bệnh Sốt xuất huyết (SXH) Dengue được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền. Mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người mắc bệnh SXH trên toàn thế giới. Sự gia tăng về số ca mắc cũng như phạm vi bùng phát dịch của bệnh SXH do nhiều nguyên nhân: nhiệt độ tăng cao, mưa xuất hiện sớm ở nhiều nơi trong năm, sự gia tăng mật độ dân số, hoạt động du lịch quốc tế...
Thực hiện theo Kế hoạch số 418/KH-TTAIDS ngày 17/4/2020 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng về hoạt động “Cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ bị nhiễm HIV, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và thanh niên dưới 25 tuổi bị nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Đà Nẵng năm 2020”.
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người rất phức tạp với rất nhiều chu trình và nhiều phản ứng xảy ra. Sự chuyển hóa này cần có sự tham gia của đường - chất béo - thịt (Glucid-Lipid-Protid). Các chất này luôn có sự liên kết, gắn bó và hợp tác với nhau. Thiếu một trong các yếu tố sẽ làm cho quá trình chậm lại, hoặc không hoàn chỉnh sẽ làm cơ thể chậm phát triển và thấp còi. Do đó trong khẩu phần ăn của trẻ hằng ngày cần có chất béo để cho cơ thể hoàn thiện hơn.
Độ tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển về thể trạng, sức khỏe của trẻ. Với nhu cầu học 2 buổi và ăn bán trú ở trường ngày càng tăng ở bậc tiểu học, để bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) bữa ăn cho học sinh cần sự phối hợp kiểm soát nghiêm ngặt từ phía nhà trường, cha mẹ học sinh và cơ quan quản lý liên quan.
Dùng tăm lấy thức ăn còn sót lại sau khi ăn rồi ngậm luôn trong miệng dường như là thói quen của không ít người. Thế nhưng nhiều người sẽ phải giật mình khi biết thói quen này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm mất an toàn đang là nỗi lo của nhiều gia đình, thì nhiều người đã lựa chọn mua thực phẩm trong hệ thống các siêu thị thay vì mua ở ngoài chợ, mặc dù giá cả có cao hơn một chút.
Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc tổ chức tiêm chủng trong dịch COVID-19. Đồng thời, Bộ cũng đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam xây dựng thông điệp về tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng, hưởng ứng tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2020 (từ ngày 24-30/4/2020).
Không thể phủ nhận một điều rằng, dịch bệnh COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của hầu hết người dân trên thế giới, từ học hành, công việc, cho tới vui chơi, giải trí. Không chỉ thế, thói quen sinh hoạt của mọi người cũng thay đổi do yêu cầu giãn cách xã hội để phòng dịch. Trong mùa dịch này, Bộ Y tế cũng đã chỉ ra một số thói quen cần thay đổi để tăng hiệu quả phòng bệnh COVID-19 như thói quen gặp gỡ, giao lưu, thói quen chào hỏi hay đơn giản là vấn đề vệ sinh cá nhân.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...