Dinh dưỡng hợp lý giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để có khả năng chống chọi với bệnh tật, nhờ đó cơ thể có đủ năng lượng để sử dụng thuốc điều trị một cách hiệu quả. Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị yếu và không đảm bảo các chức năng, bệnh nhân sẽ bị sụt cân, hao mòn và suy dinh dưỡng. Hiện tượng này rất phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS làm cho bệnh nhân nặng thêm. Do vậy cần hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân HIV trong quá trình điều trị và hướng dẫn tại cộng đồng.
Sự kỳ thị, phân biệt đối với người nhiễm HIV khiến họ giấu bệnh và dẫn đến nguy cơ lây lan căn bệnh này trong cộng đồng. Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh truyền thông để mọi người hiểu rằng HIV/AIDS không lây qua con đường tiếp xúc thông thường.
Cận thị học đường hiện nay đã và đang là vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh, bệnh không những gây ra nhiều phiền toái cho trẻ mà còn khó khăn cho cha mẹ. Trên cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui chơi của trẻ.
Bệnh cúm gia cầm - còn gọi là cúm A/H5N1 - do vi rút cúm A/H5N1 gây ra, là bệnh rất dễ lây lan, dễ tái phát, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể gây chết người và chết gia cầm hàng loạt, vì vậy chúng ta cần phải hết sức đề phòng trước sự tái phát của cúm A/H5N1 tại nước ta.
Bệnh Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter (gây ra bệnh Thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy Thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng Thủy đậu.
Nhiễm trùng tiết niệu ở học sinh đứng hàng thứ 3 của các bệnh học đường ở trẻ em. Đây là hiện tượng viêm nhiễm có thể ở thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo của trẻ. Nhưng trẻ em tuổi học đường thường hay không để ý đến bệnh. Do vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để giúp phát hiện sớm bệnh này ở trẻ em.
Thức uống và thức ăn có đường là loại thực phẩm ưa thích không chỉ của trẻ em mà còn của người lớn ở nước ta. Thói quen ăn ngọt có từ lâu do ngành nông nghiệp trồng mía của ông cha ta để lại. Ăn gì cũng thêm chút đường cho dịu cái vị trong lưỡi, cho ngon cái miệng. Từ đó, hệ lụy do ăn nhiều đường vẫn tiềm tàng gây ra rất nhiều bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường...mà nhiều người không để ý đến.
Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận Hải Châu tổ chức lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết (SXH) lần thứ 9 năm 2019.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...