Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện ghi nhận thông tin từ các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc; Cục Y tế dự phòng đã có thông tin như sau:
Hiện nay, thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025. Hội nghị do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức trong nước, quốc tế tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số tử vong ở người do bệnh dại cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do vi rút Enterovirus (EV71) và vi rút Coxsackievirus A16 gây ra, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
Hiện nay tại nước ta, một số địa phương có số ca mắc bệnh Sởi cao là TP HCM, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Dương, Hà Nội, trong đó TP. Hồ Chí Minh có số ca mắc cao nhất với hơn 2,4 ngàn ca bệnh và 04 người tử vong do Sởi. Số trường hợp mắc bệnh ở địa phương này tăng ở nhóm 6 – 9 tháng và nhóm trẻ từ 11 – 14 tuổi. Riêng tại Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 05 ca mắc và không có tử vong do Sởi.
Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa bệnh sởi bùng phát trên diện rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống.
Để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân, trong tuần 45 (từ ngày 03-10/11/2024), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã phối hợp Trung tâm Y tế các quận, huyện, Trạm Y tế các xã, phường, chính quyền và các lực lượng địa phương tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, từ đầu năm đến ngày 10/11/2024, toàn thành phố đã ghi nhận 2 ngàn ca mắc sốt xuất huyết với 160 ổ dịch nhỏ được ghi nhận tại 7 quận/huyện. Vì vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh là vô cùng cần thiết để giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên địa bàn.
Viêm màng não mô cầu - một căn bệnh tưởng chừng xa lạ nhưng lại đang âm thầm đe dọa sức khỏe của cộng đồng. Tại Việt Nam, chúng ta đã có trong tay một vũ khí lợi hại để chống lại căn bệnh này, đó chính là vắc xin VA-MENGOC-BC®. Tại hội thảo khoa học do VABIOTECH tổ chức ngày 9/11 mới đây, các chuyên gia hàng đầu đã khẳng định hiệu quả vượt trội của loại vắc xin này.
Bệnh Tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống, người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi rút cúm gây ra, tình trạng bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nguy kịch. Đối với các trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Có hai loại vi rút cúm chính: Loại A và B. Các loại vi rút cúm A và B thường lây lan ở người (vi rút cúm ở người) là nguyên nhân gây ra các vụ dịch cúm theo mùa mỗi năm. Giống như những căn bệnh khác có nguyên nhân từ vi rút, cách phòng tránh bệnh cúm hiệu quả nhất là sử dụng vắc xin phòng cúm.
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Đây là chủ đề được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhân Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại 28/09 năm 2024. WHO nhấn mạnh việc hợp tác đa ngành trong phòng, chống bệnh dại, là chìa khóa quan trọng để đạt được thành công và khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người và các ban ngành liên quan, cùng đồng lòng hướng tới một mục tiêu chung: không còn ca tử vong vì bệnh dại vào năm 2030.
Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố và các ngành chức năng đang tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở kinh doanh bánh Trung thu; giám sát thị trường và xử nghiêm các cơ sở nếu phát hiện vi phạm.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc và số ca nhập viện bệnh Sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để phòng và điều trị bệnh Sởi hiệu quả, chúng ta cần nắm một số kiến thức căn bản về bệnh trong đó có vai trò của việc chỉ định dùng vitamin A liều cao của bác sĩ trong hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Công văn số 4947/SYT-NVY chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Y tế các quận, huyện; Các bệnh viện thu dung điều trị bệnh sởi trên địa bàn thành phố về việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh Sởi ở trẻ em.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND thành phố, Sở Y tế Tp. Đà Nẵng đã chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận/ huyện, đồng thời chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...