Ngay từ ngày làm việc đầu năm 30/01/2020 (Mồng 6 Tết âm lịch), Sở y tế đã triệu tập họp khẩn để triển khai công tác phòng chống dịch viêm phổi cấp nCOV trên toàn thành phố Đà Nẵng. Cuộc họp có sự tham gia của tất cả các cơ sở y tế công tư và bệnh viện Bộ Ngành trên địa bàn thành phố.
Theo thông tin từ Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC Việt Nam), Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Việt Nam, đến ngày 26/01/2020, thế giới đã ghi nhận 2.019 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, trong đó có 56 trường hợp tử vong (đều tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và có 01 trường hợp là cán bộ y tế). So với ngày 25/01/2020, số ca mắc tăng 719 trường hợp, số trường hợp tử vong tăng 15 trường hợp.
Nhằm tăng cường công tác giám sát, phát hiện và phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào nước ta, Cục y tế Dự phòng đã tổ chức đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hầu hết các phản ứng sau tiêm chủng ở mức độ nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, việc theo dõi sát sức khỏe của trẻ sau tiêm là rất cần thiết để đảm bảo tối đa an toàn.
Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu vừa tổ chức Lễ mitting và diễu hành quần chúng hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại Ủy ban nhân dân phường Hòa Hiệp Bắc.
Thành đoàn Đà Nẵng vừa phối hợp với Sở Y tế thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ Mitting hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS (10/11/- 10/12/2019). Lễ Mitting hưởng ứng Tháng hành động Phòng chống HIV/AIDS năm 2019 thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố.
Bệnh Tay chân miệng (TCM) lây truyền bằng đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu là lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn, ghế, nền nhà,... Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, thì việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người.
Thật đáng ngạc nhiên khi việc tiêm vắc xin phòng bệnh tưởng là tất nhiên nhưng gần đây lại bị cộng đồng tẩy chay. Phong trào anti-vắc xin đang ngày càng lan rộng khiến nhiều bậc phụ huynh không cho con em mình đi tiêm phòng. Việc không cho trẻ em tiêm phòng đầy đủ có thể dẫn đến việc trẻ có nguy cơ cao bị những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Điều này đặc biệt trở nên nguy hiểm hơn vào thời điểm bệnh dịch bùng phát.
Theo kế hoạch, khoảng 360.000 trẻ em tại Malawi, Ghana và Kenya sẽ được tiêm chủng trong chiến dịch tiêm thử nghiệm vắcxin Mosquirix phóng chống sốt rét, dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2022 này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 3 tháng đầu năm 2019, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018 và đây được xem là thảm họa mang tính lịch sử kể từ khi căn bệnh này được định danh.
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 447 xã, của 84 huyện, thuộc 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 65.000 con.
Ngày 21/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 302/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Trưởng ban.
Theo một kết quả nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đang tiến hành phân tích một loại kháng thể có khả năng giúp phát triển một loại vaccine đa năng phòng ngừa virus Ebola.
Ngày 1/3, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra cảnh báo dịch sởi đang bùng phát trở lại ở mức độ đáng báo động, ngày càng đe dọa đến tính mạng của trẻ em.
Khi con bị sốt, bạn thường rất lo lắng. Nhưng nên nhớ rằng sốt là cách cơ thể phản ứng chống lại các nhiễm trùng và con bạn cần được chăm sóc đúng cách trong thời gian này. Dưới đây là một vài điều bạn không nên làm khi con bị sốt.
Tại Philippines đã có trên 8.000 trường hợp mắc sởi phải nhập viện và có tới 136 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; hầu hết các trường hợp mắc sởi đều không có tiền sử tiêm vắc xin sởi
Dịch sởi đang có những diễn biến rất phức tạp tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Một trong những nguyên nhân được các nhà chuyên môn xác định là hệ lụy từ xu hướng “quay lưng” với tiêm vắc xin (anti vaccine) của các bậc cha mẹ.
Hiện cả nước đã ghi nhận 43 tỉnh, thành phố có bệnh nhân mắc sởi, đặc biệt tập trung nhiều tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Điều đáng chú ý là có tới gần 90% số ca mắc sởi chưa được tiêm phòng, tiêm không đủ liều hoặc không rõ về tình trạng tiêm phòng.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...