Hiện nay, số ca mắc COVID-19 trong nước đang gia tăng, các biến thể, biến thể phụ của vi-rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, trong khi đó miễn dịch do tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian.
Theo Bộ Y tế tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay, trong khi đó, hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế... Trước tình hình đó, ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tính đến cuối tháng 10 này, Đà Nẵng đã ghi nhận gần 7,6 ngàn ca mắc Sốt xuất huyết, trong khi con số này so với cùng kỳ năm ngoái chỉ là gần 400 ca. Nhiều bệnh viện đang trong tình trạng quá tải bệnh nhân điều trị Sốt xuất huyết.
Sáng 29/8, tại Phú Yên, Bộ Y tế và Unicef phát động Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 "vui Trung thu và tựu trường an toàn'; nhiều tỉnh, thành tiêm vaccine cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3 và mũi 4 còn thấp, chậm trong khi ca COVID-19 tăng nhanh, nhiều biến thể phụ lây lan nhanh đã xâm nhập.
Tại Việt Nam, biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xâm nhập, số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng tăng, số ca bệnh nặng cũng tăng, tuy nhiên hiện có nhiều người dân lơ là không đeo khẩu trang, trong khi khẩu trang vẫn là biện pháp phòng chống dịch được khuyến cáo.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, hiện chưa có bất cứ một bằng chứng khoa học nào khẳng định vaccine phòng COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ người dân, trong khi hiệu lực của vaccine giảm tương đối nhanh. Vì vậy, để duy trì hiệu quả bảo vệ, cần phải tiêm mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các trường hợp tử vong do COVID-19 chiếm khoảng 80% không tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc không tiêm đủ mũi, phần lớn các ca tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền... Trong khi theo Bộ Y tế, tiến độ tiêm vaccine tại nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu.
Đến nay kinh nghiệm chống dịch của ta nâng lên so với giai đoạn đầu nên người dân không nên hoang mang lo lắng quá, nhưng cũng không được chủ quan vì hiện đang là thời điểm cuối năm nên người dân đi lại nhiều, giao lưu lớn, trong khi đó COVID-19 có những trường hợp không có triệu chứng tiềm ẩn nguy cơ lây lan. Do đó, người dân cần hết sức đề phòng, tuân thủ thực hiện biện pháp 5K trong chống dịch.
Trong khi trên thế giới, nhiều quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân các ca mắc COVID-19, trong khi tại Việt Nam đã 54 ngày không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao, các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn các biện pháp giám sát, quản lý chặt những người nhập cảnh, tuân thủ nghiêm việc cách ly tập trung.
Mặc dù đã rơi vào thời điểm cuối mùa dịch 2018-2019, tuy nhiên trong những ngày qua ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam bệnh sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi đó, bệnh sởi vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, dư luận Hàn Quốc hiện đang hết sức lo ngại trước việc liên tiếp phát sinh các trường hợp lở mồm long móng ở thành phố Anseong, tỉnh Gyeonggi trong khi chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết Nguyên đán.