6 2 banner2 1

Bốn dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường

Thứ sáu - 18/01/2019 09:21
Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt nhưng người bệnh thường mệt mỏi, khát nước, giảm cân, vết thương lâu lành, đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh.  

Thường xuyên khát nước, đi tiểu liên tục 

Theo Webmd, trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn.  

Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều. Bởi vì đi tiểu quá nhiều lần nên bạn cảm thấy khát nước. 

polyad

Đi tiểu liên tục, khát nước có thể là những dấu hiệu cảnh báo  bệnh tiểu đường.

Xuất hiện các cơn mệt mỏi 

Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin.  

Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn cảm thấy đói mà mệt mỏi. 

Giảm cân nhanh chóng, đột ngột 

Cũng theo Webmd, một trong những dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 là cơ thể có thể giảm cân nhanh và đột ngột. Khi cơ thể không thể sinh năng lượng từ thức ăn, nó sẽ lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Vì thế, bạn có thể giảm cân ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn. 

polyad

Người có dấu hiệu bệnh tiểu đường có thể vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường.

Vết thương lâu lành 

Theo thời gian, lượng đường cao trong máu ảnh hưởng đến dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các mạch máu. Điều này khiến các vết sẹo, cắt trên cơ thể lâu liền.  

Phòng ngừa bệnh tiểu đường 

Xét nghiệm HbA1c là căn cứ để bác sĩ đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường và điều chỉnh phương pháp điều trị. Khi chỉ số này được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ ít gặp biến chứng từ bệnh tiểu đường. 

Theo Boldsky, kiểm soát bệnh đái tháo đường đòi hỏi sự kết hợp của các yếu tố lối sống như tập thể dục thường xuyên, giảm cân và dùng thuốc hợp lý. Quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh là chế độ ăn uống. 

polyad

Tập các bài thể dục phù hợp sẽ tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) từng nhấn mạnh giá trị của việc rèn thói quen đi dạo với nhiều cường độ khác nhau. Kết quả, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng đường trong máu cải thiện ở nhóm đi bộ nhanh kết hợp chậm. Điều này có thể do tăng độ nhạy cảm insulin. Điều quan trọng là người bệnh là cần duy trì thói quen luyện tập thường xuyên.   

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát chỉ số HbA1c, ngăn chặn và làm chậm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể.   

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện chất 5-Amino Levulinic Acid (5-ALA) có khả năng giảm chỉ số HbA1c. Cơ chế hoạt động của 5-ALA là làm tăng cao khả năng hấp thụ đường của tế bào, tăng quá trình trao đổi chất để chuyển hóa đường trong cơ thể thành năng lượng, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Nguyên tố 5-ALA có nhiều trong các loại thực phẩm xanh như rau, súp lơ, khoai lang, trứng, hạt chia, sữa chua...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây