Rác thải nhựa, nhất là các loại túi ni lông thường tồn tại rất lâu, quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Hiện nay việc sản xuất các sản phẩm từ nhựa rất dễ dàng, nhu cầu của xã hội lớn, tuy nhiên việc tái chế còn rất hạn chế. Rác thải nhựa khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, còn khi chôn lấp lại ảnh hưởng tới chất lượng đất và dinh dưỡng cho cây trồng. Thực tế hiện nay đang có một lượng lớn túi ni lông cùng với các loại rác thải nhựa được thải ra môi trường, trôi ra biển sau các trận mưa lũ và làm “chết” các đại dương. Theo các chuyên gia môi trường, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước châu Á phát sinh nhiều chất thải nhựa sau Trung Quốc, Indonesia và Phillippines, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới. Dưới tác động của nước biển và tia cực tím, nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và nhiều loài hải sản nhầm tưởng thức ăn của chúng rồi ăn vào, sau đó theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn