6 2 banner2 1

BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT CORONA VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Thứ tư - 05/02/2020 02:56
Vi rút Corona là một họ vi rút lớn, một số gây bệnh ở người và một số khác gây bệnh ở động vật, chẳng hạn như dơi, lạc đà và cầy hương. Ở người, chúng thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho.
     Vi rút Corona là một họ vi rút lớn, một số gây bệnh ở người và một số khác gây bệnh ở động vật, chẳng hạn như dơi, lạc đà và cầy hương. Ở người, chúng thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho.

     Hiếm khi vi rút Corona ở động vật có thể tiến hóa để lây nhiễm và lây lan ở người. Tuy nhiên một số chủng Corona khi gây nhiễm ở người đã lây lan thành dịch bệnh nghiêm trọng như dịch SARS-CoV (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) xuất hiện vào năm 2002-2003 và dịch MERS-CoV (hội chứng hô hấp Trung Đông) xuất hiện vào năm 2012.
     Tình hình nhiễm vi rút Corona
- Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 09 giờ 00 ngày 05/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona trên thế giới cụ thể như sau: tổng số trường hợp mắc: 24.553, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 24.324. Tổng số trường hợp tử vong: 492, trong đó: Lục địa Trung Quốc: 490, Philippine: 01, Hồng Kông (Trung Quốc): 01.
- Tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc: 229.
- 27 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc.
- Tại Việt Nam: đã có 10 trường hợp (+) với vi rút Corona.
- Tại TP Đà Nẵng: Hiện chưa phát hiện trường hợp (+) với vi rút Corona.
Đường lây truyền của vi rút Corona?
- Các báo cáo ban đầu chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp đã tiếp xúc trước với các môi trường có nguy cơ như chợ hải sản và động vật sống, cho thấy nguy cơ lây nhiễm có nguồn gốc từ động vật như dơi, rắn,..
- Tuy nhiên, gần đây một số bệnh lây truyền từ người sang người đã được báo cáo, trong các cụm gia đình và nhân viên y tế.
- Vi rút Corona lây truyền từ người sang người rất có thể là qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh, qua đường thở (nói chuyện, ho, hắt hơi), qua vật thể và bề mặt bị ô nhiễm (ăn sau khi bắt tay, cầm, nắm vật dụng bị nhiễm vi rút).
Vi rút Corona lây truyền như thế nào?
- WHO thông báo rằng lây truyền Vi rút Corona từ người sang người đang xảy ra với một ước tính sơ bộ R0 = 1,4 - 2,5.
- Các ước tính hiện tại về thời gian ủ bệnh của vi rút nằm trong khoảng từ 7-14 ngày, nhưng cần thêm thông tin về chế độ lây truyền để xác nhận điều này. Các chuyên gia cũng vẫn chưa rõ liệu lây truyền có thể xảy ra từ các cá nhân không có triệu chứng hoặc trong thời gian ủ bệnh.
    Cơ chế lây lan: Người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện phát tán vi rút qua các giọt nhỏ; người nhiễm hít phải giọt nhỏ, tiếp xúc các bề mặt vấy bẩn có nhiễm vi rút; lây qua niêm mạc mắt bị tiếp xúc giọt nhỏ mang vi rút.
Quá trình nhiễm vi rút khởi phát quá trình viêm gây tổn thương tạng (phổi) và kích thích sinh miễn dịch loại bỏ vi rút.
Ai có nguy cơ?
- Sống hoặc đi du lịch tới vùng có bệnh nhân nhiễm vi rút Corona trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.
- Có mặt tại cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị vi rút Corona trong vòng 14 ngày.
- Có tiếp xúc với bệnh nhân được xác định nhiễm vi rút Corona trong vòng 14 ngày.
Triệu chứng Lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh: từ 10 – 14 ngày
- Triệu chứng lâm sàng: Sốt (98%); Ho (76%); Khó thở (55%); Đau mỏi người (44%); Tăng tiết đờm dãi (28%); Đau đầu (8%); Đi ngoài phân lỏng (3%). Thời gian xuất hiện suy hô hấp từ khi khởi phát: 10,5 ngày.
Nguyên tắc điều trị
- Ca bệnh nghi ngờ và có thể phải được cách ly theo dõi để làm xét nghiệm khẳng định.
- Ca bệnh xác định cần được nhập viện cách ly để điều trị.
- Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ hô hấp cũng như các tạng suy.
Phòng ngừa nhiễm vi rút Corona:
Tổ chức y tế Thế giới và Bộ y tế khuyến cáo người dân:
1. Tránh đi lại, du lịch nếu đang có dấu hiệu sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời cần chia sẻ thông tin về lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
2. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
3. Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy ngay sau khi sử dụng rồi rửa tay.
4. Nếu có dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
5. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín.
6. Không khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
7. Đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
Minh Hiền
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây