Khi nhắc đến Lao phổi, nhiều người đều cảm thấy sợ hãi. Lý do bởi họ không biết rõ về bệnh nên có cách nhìn nhận chưa đúng. Sau đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh Lao phổi phổ biến mà bạn nên biết để hiểu đúng về căn bệnh này.
Bệnh Lao là bệnh gì? Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Bệnh Lao hình thành khi vi trùng Lao xâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại vi trùng này. Người bệnh được chẩn đoán là mắc Lao khi nào? Nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh Lao phổi thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh sẽ được chẩn đoán là lao phổi AFB (+) và ngược lại là lao phổi AFB (-). Nguyên nhân gây bệnh Lao phổi là gì? Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây nên bệnh Lao, khi vi khuẩn Lao phát tán ra ngoài lúc người mắc Lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hút vào và gây bệnh tại phổi sẽ làm lây lan bệnh. Dấu hiệu của bệnh lao phổi là gì? Bệnh Lao phổi có những dấu hiệu điển hình gồm:
Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu)
Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở
Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc
Đổ mồ hôi trộm nhiều về ban đêm
Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều
Chán ăn, gầy sút.
Bệnh Lao phổi lây truyền qua con đường nào? Lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người bằng đường hô hấp, không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh. Nguồn bệnh được xác định là những người bệnh Lao phổi, Lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn Lao. Người bình thường có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh Lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn Lao. Ngoài ra khi sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn Lao, ăn vật nuôi bị nhiễm Lao đều có thể bị nhiễm Lao. Đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc bệnh Lao phổi? Lao phổi có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi, là một bệnh rất thường gặp. Nguy cơ mắc lao phổi sẽ tăng lên nếu có các yếu tố bao gồm:
Suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, ung thư…
Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em
Bị các bệnh mạn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn…
Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá
Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…
Bệnh Lao phổi có thể chữa khỏi không? Bệnh Lao phổi có thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh và không được tự ý ngừng điều trị. Bệnh nhân điều trị lao phổi cần tuân thủ nguyên tắc:
Uống thuốc đúng phác đồ;
Uống thuốc đủ thời gian;
Uống thuốc đều đặn mỗi ngày một lần vào thời gian nhất định trong ngày, xa bữa ăn.
Bệnh nhân cần phải xét nghiệm lại đờm 3 lần vào các thời điểm: sau tháng thứ 2 của giai đoạn điều trị tấn công, sau tháng thứ 5 và sau tháng thứ 8 của giai đoạn điều trị duy trì. Phòng ngừa bệnh bệnh Lao phổi bằng cách nào? Với người chưa mắc bệnh:
Tiêm phòng bệnh lao: Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ ngay tháng đầu sau sinh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh;
Che miệng khi hắt hơi và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc Lao phổi;
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...