6 2 banner2 1

PHÒNG TRỊ NƯỚC ĂN CHÂN MÙA LŨ LỤT

Chủ nhật - 13/12/2020 20:52
Bệnh nước ăn chân thường xảy ra rất phổ biến sau khi địa phương bị ngập, lụt, một số người phải lội nước nhiều các kẽ chân bị bợt ra, có mảng trắng lép nhép, gây ngứa, dát, đau đớn khó chịu, bị nặng nhất thường ở kẽ thứ 3 thứ 4. Bệnh nước ăn chân thực chất là một loại nấm có tên Epydermophyton interdigitale gây nên gọi là bệnh “nấm kẽ chân”.
Bệnh nước ăn chân thường xảy ra rất phổ biến sau khi địa phương bị ngập, lụt, một số người phải lội nước nhiều các kẽ chân bị bợt ra, có mảng trắng lép nhép, gây ngứa, dát, đau đớn khó chịu, bị nặng nhất thường ở kẽ thứ 3 thứ 4. Bệnh nước ăn chân thực chất là một loại nấm có tên Epydermophyton interdigitale gây nên gọi là bệnh “nấm kẽ chân”. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trong sinh hoạt hằng ngày.
 
1412201

     Để tránh nước ăn chân, mọi người cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước bẩn. Trong tình huống bắt buộc phải lội vào vùng nước bẩn, phải nhanh chóng rửa bàn chân với nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn (nếu có). Sau đó, lau khô chân, bằng khăn sạch đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân để đảm bảo loại hết vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp đã bị nước ăn chân thì không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây xước chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn. Có thể sử dụng các loại cỏ cây quanh nhà để trị nước ăn chân.
Sau đây là một số những bài thuốc trị nước ăn chân:
- Vệ sinh bàn chân sạch sẽ, lau khô, sau đó dùng búp Ổi cho thêm một nhúm muối giã nát, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.
- Hoặc dùng lá Khoai lang giã với một nhúm muối sống, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.
- Gừng là một "vị thuốc" hữu hiệu trong việc điều trị nước ăn chân. Sau khi đun sôi một nồi nước, đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Sau khi nước nguội, dùng để ngâm chân 2 lần/ngày
- Hoặc lá Mướp non giã với một nhúm muối xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.
- Hoặc lá Lốt đun nóng xông chân, rồi ngâm rửa chân.
- Hoặc lá Trầu không vò nát xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy lá trầu không đun sôi với nửa lít nước để nguội, cho một cục phèn chua bằng đầu ngón tay cái đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét, ngứa có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.
- Hoặc dùng rau Sam tươi 50 - 100g lấy phần cây trên mặt đất, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Chỗ loét khô se lại và hết ngứa.
- Dùng lá Chè xanh và lá Phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5 - 10 phút. Sau đó, lấy một ít quả Cà dại hoa trắng, lá Lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau.
- Hoặc dùng phèn chua dạng bột, Hoằng đằng: Phèn chua 20g, Hoằng đằng 100g, cho phèn chua vào một chiếc vỏ hộp, đun lên, phèn chua sẽ chảy ra thành nước. Tiếp tục đun cho đến khi phèn chua thành một chất trắng xốp là được, đem ra tán nhỏ. Hoằng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn đều lẫn 2 thứ bột, cho vào lọ sạch nút kín dùng dần bằng cách rắc bột này vào các kẽ ngón chân khi bị ngứa loét.
 
1412202

Lưu ý, trong quá trình điều trị, mọi người tuyệt đối phải giữ cho bàn chân khô thoáng, hạn chế tiếp xúc với nước để bệnh mau lành. Ngoài ra, những người trong gia đình không nên mang chung dép với người bị nước ăn chân để hạn chế lây nhiễm nấm gây bệnh.
Nguyệt Huỳnh
(Theo https://suckhoedoisong.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây