Bệnh gút là một dạng của viêm khớp, kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở một số tổ chức, cơ quan và gây bệnh ở đó. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Bệnh gút là một dạng của viêm khớp, kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở một số tổ chức, cơ quan và gây bệnh ở đó. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, nhiều người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý làm cho bệnh gút ngày một tăng. Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gút... ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.
Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.
- Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.
- Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gút (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).
- Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh: Tăng axít uric máu là yếu tố đặc trưng của bệnh gút, tăng axít uric là hậu quả của hai quá trình tăng sinh tổng hợp axít uric trong cơ thể và giảm bài xuất axít uric qua thận. Với bệnh nhân gút thường có kết hợp cả hai quá trình trên: vừa tăng sinh tổng hợp, vừa giảm bài xuất axít uric.
Cơ chế để tổng hợp axít uric là các purin có nhiều trong thức ăn như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ, bia, cà phê, chè… Rượu là thức uống có tác dụng giảm khả năng bài xuất axít uric qua thận hậu quả là tăng lactat máu do rượu. Axít uric được tạo thành do oxy hóa các nhân purin kiềm tạo thành adenin và guanin. Nhân purin kiềm là thành phần của axít nhân tế bào, nó có nguồn gốc từ nội sinh (cơ thể) hoặc ngoại sinh (thức ăn). Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gút
- Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axít uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
- Tăng cường đào thải axít uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...). Các thực phẩm không nên ăn: Không uống rượu, bia, cà phê, chè; không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu; không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp; không ăn chế phẩm có cacao, sôcôla. Các thực phẩm ăn với số lượng vừa phải: Thịt các loại, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ. Các thực phẩm nên ăn:Uống đủ nước: 2 - 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau; sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút; giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150g/ngày; nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Thực đơn cho bệnh nhân gút mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100g/ngày.