KIỂM SOÁT TỐT ĐƯỜNG HUYẾT SẼ GIÚP HẠN CHẾ BIẾN CHỨNG LÊN VÕNG MẠC
Thứ hai - 29/03/2021 00:24
Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng phổ biến và có tốc độ phát triển nhanh cả ở Việt Nam và trên thế giới. Kèm theo sự phổ biến của bệnh là các biến chứng, trong đó có các biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, glôcôm, tật khúc xạ… nhưng biến chứng chính và nghiêm trọng nhất là bệnh võng mạc ĐTĐ.
Bệnh Võng mạc đái tháo đường ( ĐTĐ) là hệ quả của việc các mạch máu rất nhỏ trong võng mạc bị tổn thương do bệnh ĐTĐ. Bệnh chia theo nhiều giai đoạn từ nhẹ tới nặng như chưa tăng sinh (nhẹ/vừa/nặng), và tăng sinh. Khi tăng sinh có thể gây xuất huyết dịch kính, màng xơ trước võng mạc hoặc bong võng mạc co kéo dẫn tới giảm hoặc mất thị lực.
Để phòng ngừa bệnh lý võng mạc đái tháo đường, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây: Kiểm soát đường huyết thật tốt: Võng mạc đái tháo đường là hậu quả của tình trạng đường huyết cao kéo dài. Do vậy, việc kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp hạn chế biến chứng lên võng mạc. Để đạt được điều này, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ điều trị đái tháo đường và tái khám thường xuyên với bác sĩ nội tiết. Điều trị các bệnh lý đi kèm như: tăng huyết áp, suy thận, thiếu máu, rối loạn mỡ máu….Kiểm tra đường huyết định kỳ khi mang thai. Thực hiện lối sống lành mạnh: ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, kiểm soát cân nặng, gia tăng tập thể dục thể thao (tối thiểu 30 phút/ ngày; 5 ngày/tuần). Khám kiểm tra đáy mắt định kỳ: để phát hiện sớm bệnh lý này. Nếu phát hiện có bất thường ở mắt như mờ mắt thì cần khám mắt ngay.
Nếu đã mắc võng mạc đái tháo đường thì cần tuân thủ chế độ điều trị và lịch tái khám với bác sĩ nhãn khoa.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...