6 2 banner2 1

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiêm chủng đúng, đủ để phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ

Thứ sáu - 11/01/2019 04:46
Các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, tuy nhiên đều nằm trong phạm vi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới...

Sáng ngày 9/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi kiểm tra thực tế công tác tiêm chủng vắc xin nói chung, vắc xin ComBE Five tại Trạm y tế các Phú Nghĩa và Trạm y tế xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng đều nhẹ

Ngay từ sáng sớm, nhiều bà mẹ có con nhỏ đã đưa con em mình đến trạm y tế xã Phú Nghĩa để tiêm chủng vắc xin. Chị Hoa, mẹ của cậu con trai 4 tháng tuổi cho biết, ngay từ khi sinh con, chị đã cho cháu đến tiêm chủng tại trạm y tế xã theo đúng lịch và độ tuổi của bé.

BS Hoàng Gia Vinh, Trạm Trưởng Trạm y tế các Phú Nghĩa cho biết trong sáng hôm nay có 42 trẻ đến tiêm chủng các loại vắc xin, trong đó chủ yếu là vắc xin ComBE Five tại trạm y tế. Còn tại trạm y tế xã Ngọc Hoà, trong sáng hôm nay có hơn 50 cháu đến tiêm chủng.

Tại hai trạm y tế này, Bộ trưởng đã đi kiểm tra thực tế tại các phòng tiêm, trước tiêm và sau tiêm, đồng thời Bộ trưởng cũng trực tiếp hỏi thăm, trò truyện và động viên các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng.

Cũng tại các trạm y tế này, Bộ trưởng đã “kiểm tra” các cán bộ y tế về những kiến thức cơ bản liên quan đến quy trình tiêm chủng, xử lý sau tiêm.

s

Vắc xin ComBE Five đang được triển khai tiêm chủng cho trẻ

Báo cáo với đoàn kiểm tra của Bộ Y tế tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ năm 2018 Hà Nội đã thực hiện đổi đổi lịch tiêm chủng, theo đó, trước đây Hà Nội tổ chức tiêm chủng theo tháng, hiện nay tiến hành theo tuần giúp các cháu tiếp cận với việc tiêm chủng tốt hơn.

Cho đến ngày 8/1/2019, có 50% số xã phường số xã phường trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tiêm vắc xin ComBE Five. Hiện đã có 5.701 trẻ được tiêm, trong số này có 180 trường hợp xảy ra phản ứng thông thường, 2 trường hợp phản ứng nặng hơn là (ho, sốt kéo dài ở Sài Sơn- Quốc Oai và Mê Linh) đã được chuyển lên BVĐK Xanh Pon để theo dõi. Hai trường hợp này hiện đã ổn định và đã ra viện.

“Các trường hợp phản ứng thông thường chủ yếu sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, tuy nhiên đều nằm trong phạm vi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới… Các phản ứng nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ sốt cao tới 39- 40%, phản ứng tại chỗ 30- 40% nhưng là phản ứng thông thường; riêng phản ứng nặng là sốt cao, ho kéo dài”- ông Hoàng Đức Hạnh cho biết.

Cần theo dõi sát sao sau tiêm chủng để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường

Đánh giá về công tác tiêm chủng của Hà Nội nói chung, tại hai trạm y tế nói riêng, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, Hà Nội đã chuẩn bị khá tốt. Tất cả các cán bộ tham gia công tác tiêm chủng  đều được tập huấn, chấn chỉnh, các thông tư hướng dẫn quy trình khám sàng lọc, theo dõi tiêm chủng, theo dõi sau tiêm, ghi chép sổ sách đều làm tốt, đặc biệt có phần mềm dành riêng cho tiêm chủng. Tai biến được tập huấn kỹ, các cơ sở y tế đều sẵn sàng tiếp nhận các cháu. Cán bộ tiêm chủng đã tư vấn rất kỹ cho gia đình đưa trẻ đi tiêm trong đó có  theo dõi sau tiêm chủng…

“Công tác hậu cần, dây truyền lạnh bảo quản vắc xin và bộ chống sốc phản vệ đã được chuẩn hóa theo những thông tư quy định mới nhất và do Hội đồng khoa học quy định chặt chẽ. Điều này giải quyết tốt vấn đề chống sốc.

Chính quyền địa phương, các cấp cũng như cán bộ địa phương đã tập trung cao độ thay vì tiêm hàng tháng chuyển tiêm hàng tuần  giúp trẻ có nhiều cơ hội, số lượng trẻ được tiêm chủng tăng lên”- Bộ trưởng nói

Cũng theo Bộ trưởng, vừa qua, Hà Nội cũng có trường hợp phản ứng sau tiêm và đau tại chỗ, nặng nữa  có tím tái, sốc phản vệ... “Nói chung, tất cả các loại vắc xin kể cả thuốc điều trị đã tiêm vào người thì chắc chắn có tỷ lệ phản ứng từ nhẹ cho đến nặng. Từ phản ứng tại chỗ, sốt, quấy khóc, bỏ ăn, đến khóc thét, rối loạn trị giác, tím tái... nhưng chúng ta cần đưa trẻ đi tiêm chủng vì tỷ lệ tai biến rất hạn chế”- Bộ trưởng nói

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: Ngành y tế  đang cố gắng hết sức để làm sao các cháu đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất, nhất là trong mùa đông hiện nay. Nếu không tiêm chủng cho trẻ thì các dịch bệnh sởi, ho gà… có nguy cơ mắc bệnh cao.
 

x

Bộ trưởng Bộ Y tế bế em bé sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông về tiêm chủng để phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng độ tuổi, đúng thời hạn để phòng chống dịch bệnh cho trẻ và tránh được những nguy cơ cho sức khỏe. “Phụ huynh cần theo dõi trẻ sau tiêm để khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức m để được theo dõi và xử trí kịp thời”- Bộ trưởng khuyến cáo

Đối với cán bộ y tế, Bộ trưởng yêu cầu ngay trong tuần tới cần tập huấn lại về quy trình tiêm chủng, trong đó lưu ý khâu khám sàng lọc, hỏi tiền sử bệnh của trẻ khi sinh ra, trong gia đình có ai bị dị ứng không, cơ địa mẫn cảm không... để làm sao quản lý trẻ tốt nhất trước tiêm chủng. Đồng thời lưu ý tập huấn lại kỹ về quy trình chống sốc cho cán bộ y tế để kịp thời xử trí nếu có tình huống xảy ra.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ trưởng yêu cầu cần phân luồng bệnh, tuyệt đối không để các trẻ bị phản ứng sau tiêm chủng lại nằm chung với các trẻ đang bị các bệnh truyền  nhiễm khác...

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây