Viêm gan xảy ra khi các tế bào mô gan bị viêm và tổn thương, làm suy giảm chức năng gan. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như: virus, thuốc, rượu bia, nấm, gan nhiễm mỡ, bệnh lý di truyền hoặc thói quen sống không lành mạnh…
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) là bệnh lý gặp ở khoảng 8% trẻ gái và trên 2% trẻ trai ở lứa tuổi lên 5. Thói quen nhịn uống nước, nhịn đi tiểu ở trường học cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ dễ bị viêm đường tiết niệu.
Thời tiết nắng nóng cùng với độ ẩm cao chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại, vi rút gây bệnh đường ruột phát triển. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm hoặc nấu ăn không đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng… điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam với tỷ lệ bệnh nhân mắc từ 10 - 15% dân số. Trong các bệnh lý về tai-mũi-họng, bệnh VMDƯ chiếm tới hơn 30%. Hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không khoa học, vệ sinh tai- mũi-họng không đúng cách nên số người mắc VMDƯ ngày càng gia tăng.
Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông lan tỏa thông điệp “Niềm tin chiến thắng” kêu gọi gọi mọi tầng lớp người dân cùng thực hiện đầy đủ các biện phòng, chống dịch bệnh và xây dựng lối sống phù hợp, tạo thói quen có lợi sức khỏe để chung sống với dịch, thiết lập cuộc sống bình thường trong trạng thái mới.
Ngộ độc nấm rừng, thậm chí dẫn đến tử vong đã xuất hiện nhiều ở nước ta do thói quen hái nấm mọc tự nhiên về ăn của một bộ phận người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Đà Nẵng, thông tin từ Bệnh viện Đà Nẵng, một gia đình dân tộc Ca Dong ở Quảng Ngãi đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc nấm nặng sau khi ăn một loại nấm được hái từ rẫy về.