Thực phẩm nên ăn giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khi giao mùa
Thứ tư - 02/11/2022 23:00
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam với tỷ lệ bệnh nhân mắc từ 10 - 15% dân số. Trong các bệnh lý về tai-mũi-họng, bệnh VMDƯ chiếm tới hơn 30%. Hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không khoa học, vệ sinh tai- mũi-họng không đúng cách nên số người mắc VMDƯ ngày càng gia tăng.
Bệnh VMDƯ không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thay đổi thói quen sinh hoạt và bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được những khó chịu, nhất là trong thời tiết giao mùa. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và miễn dịch học Hoa Kỳ, dị ứng xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài khi cơ thể gặp phải chất gây dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, bụi hoặc lông động vật sẽ kích hoạt các tế bào cụ thể được gọi là tế bào Mast, giải phóng các hóa chất như Histamin gây các triệu chứng viêm khó chịu của dị ứng như viêm mũi, mắt và họng. Người mắc VMDƯ sẽ có các biểu hiện như hắc hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa họng, ho, có thể ngứa trên da, đau đầu thường xuyên, phát ban, mệt mỏi. VMDƯ chủ yếu do tác nhân gây VMDƯ tác động và cơ thể phản ứng gây ra các triệu chứng. Do đó, để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tránh hoàn toàn hoặc hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, lông động vật, khói, hóa chất, xăng dầu, vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa. Các loại thực phẩm giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng Chế độ ăn cũng rất quan trọng giúp hạn chế được những khó chịu của VMDƯ. Nên tăng cường các loại thực phẩm dưới đây để giúp làm dịu dị ứng do phấn hoa và các tác nhân môi trường như: - Gừng và các chất chiết xuất của nó được biết đến với các tác dụng chống buồn nôn, giảm đau và chống viêm. Do đặc tính chống viêm nên nó cũng có thể chống lại dị ứng. - Nghệ là một loại gia vị có khả năng giảm viêm, thành phần của nghệ là curcumin có đặc tính chống viêm và chống dị ứng là do ức chế giải phóng Histamin từ các tế bào Mast. - Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C được chứng minh là hoạt động như một chất ức chế trực tiếp các tế bào viêm giải phòng Histamin. Ngoài ra, nó còn giúp phá vỡ Histamin đã được tiết ra, giúp giảm các triệu chứng dị ứng. Vitamin C cũng là một chất chống Oxy hóa, có nghĩa là nó chống lại phản ứng dị ứng do viêm. - Cà chua cũng chứa nhiều Vitamin C. Cà chua cũng chứa lycopene, một hợp chất chống oxy hóa khác giúp giảm viêm. Lycopene cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm màu đỏ và hồng khác như dưa hấu và bưởi hồng. - Cá hồi: Đây có thể là một trong những giải pháp giảm dị ứng mới mà bạn chưa từng nghe đến. Cá chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá mòi, cá thu… có thể chống lại chứng viêm dị ứng nhờ axit béo Omega-3. - Thực phẩm cay: như quế, hồi, ớt và mù tạt đều có thể hoạt động như thuốc thông mũi tự nhiên. Chúng giúp giảm dị ứng bằng cách kích thích các lông mao niêm mạc để giúp phá vỡ tắc nghẽn. Ngoài ra, một thành phần của ớt cay gọi là capsaicin có thể mang lại lợi ích thông mũi tương tư./. Thảo Ly (Tổng hợp)
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...