Thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển với tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Theo thống kê, 50-60% các vụ ngộ độc ở Việt Nam là do vi khuẩn gây ra.
Vi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất trong các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Chúng sinh sản bằng cách nhân đôi. Tốc độ nhân và sinh tồn của vi khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố như oxy, nhiệt độ, độ ẩm, độ acid... Vi khuẩn trong thực phẩm phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ từ 32 đến 430C, có thể nhân đôi sau 20 phút, từ một con vi khuẩn sau 8 giờ sẽ nhân thành xấp xỉ 17 triệu con. Phần lớn vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ 10-600C và bị tiêu diệt ở nhiệt độ sôi (1000C). Ở nhiệt độ lạnh (dưới 30C) hầu như vi khuẩn không sinh sản, nếu có thì rất chậm (lưu ý, có một số vi khuẩn vẫn có thể nhân lên ở nhiệt độ 3-100C). Trong điều kiện đóng băng, hầu hết vi khuẩn không sinh sản được. Đun sôi và thanh trùng diệt được vi khuẩn trong vài phút. Tuy nhiên, một số vi khuẩn có nha bào hoặc độc tố chịu nhiệt do một số vi khuẩn tiết ra có thể không bị tiêu diệt hay phá hủy bởi nhiệt độ sôi. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, từ đất, nước, không khí và trong cơ thể chúng ta. Thực phẩm tươi sống là ổ chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Những vi sinh vật này phát triển nhanh hơn trong những tháng mùa hè do khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ từ 25-450C rất thuận lợi cho hầu hết các vi khuẩn trong thực phẩm phát triển gây nguy hiểm. Đây là lý do ngộ độc thực phẩm có thể trở nên phổ biến hơn vào mùa hè - với nhiệt độ và độ ẩm cao, thức ăn không bán hết, không ăn hết dễ bị ôi thiu, vi khuẩn có hại phát triển. Người bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn hoặc uống thực phẩm không an toàn. Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn cấp tính bao gồm: đau bụng co thắt; ớn lạnh; tiêu chảy; sốt; đau cơ; buồn nôn; nôn; dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm, khô miệng và năng
lượng thấp); phân có máu. Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong một ngày và đe dọa đến tính mạng. Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo thức ăn đã nấu chín, nên ăn ngay, không được để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thịt đông, patê, giò, chả... vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu có điều kiện, nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh. Với thức ăn để dành, sau khi nấu chín, để nguội, nhớ cho vào tủ lạnh ngay sau khi nấu xong. Thức ăn chín đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì phải ăn ngay, nên đun nóng lại trước khi ăn. Hải Yến
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...