Bệnh Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh Lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như Lao màng phổi, Lao hạch bạch huyết, Lao màng não, Lao xương khớp, Lao màng bụng, Lao hệ sinh dịch - tiết niệu, Lao ruột… trong đó Lao phổi là thể Lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và cũng là thể chính có khả năng lây truyền bệnh Lao.
Các triệu chứng nghi ngờ của bệnh Lao phổi - Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi Lao quan trọng nhất. Ngoài ra còn có các triệu chứng như:gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi “trộm” ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở. Người có nguy cơ cao mắc bệnh Lao phổi - Người nhiễm HIV. - Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em. - Người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn,... - Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào. - Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hóa chất điều trị ung thư,… Đường lây truyền của bệnh Lao phổi Bệnh Lao phổi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Người bị lây bệnh do hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao, do người mắc Lao phổi giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi ra môi trường. Người nhiễm Lao và người bị bệnh Lao Không phải ai hít phải vi khuẩn lao cũng trở thành người bệnh Lao. Người mang vi khuẩn lao nhưng không có dấu hiệu của bệnh Lao được gọi là người nhiễm Lao. Ở người nhiễm, vi khuẩn Lao không sinh trưởng được do có sự khống chế của hệ thống miễn dịch, nó tồn tại trong cơ thể người nhiễm dưới dạng không hoạt động nên người nhiễm Lao không có khả năng truyền bệnh cho người khác. Vi khuẩn Lao có thể tồn tại trong cơ thể người nhiễm suốt đời dưới dạng không hoạt động, nhưng chúng cũng có thể trở thành vi khuẩn lao hoạt động, gây bệnh Lao khi sức đề kháng người nhiễm Lao suy giảm. Khả năng người bị nhiễm Lao trở thành người bệnh Lao phụ thuộc vào hai yếu tố: mức độ nhiễm nhiều hay ít (số lượng vi khuẩn hít phải) và sức đề kháng của cơ thể. Những yếu tố thuận lợi để tiến triển thành bệnh Lao là: những người suy dinh dưỡng, người sống ở không gian chật hẹp, thông khí không đầy đủ, người nghiện rượu, hút thuốc lá, đái tháo đường, AIDS và người nhiễm chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. Các biện pháp phòng bệnh - Thực hiện tiêm phòng bệnh Lao cho trẻ sơ sinh. - Người có các triệu chứng nghi mắc Lao cần đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. - Với người bệnh Lao phổi: + Phải tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để tránh nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, khả năng lây bệnh sẽ giảm mạnh khi người bệnh được điều trị từ 2 - 4 tuần. + Người bệnh Lao phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; khi ho, hắt hơi phải che miệng. + Không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay với xà phòng thường xuyên. - Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng), tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt vì vi khuẩn lao dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời. - Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn… Thảo Ly
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...