Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thập kỷ vừa qua đuối nước đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em từ 5-14 tuổi trên thế giới. Hơn 90% các trường hợp đuối nước xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm, có thể gây thành dịch và có khả năng dẫn đến tử vong, chưa có thuốc đặc trị. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định số ca mắc sốt xuất huyết toàn cầu tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây, đặt ra thách thức đáng kể về sức khỏe cộng đồng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (hay còn gọi là COPD) là một bệnh dịch toàn cầu ảnh hưởng đến 200-300 triệu người trên toàn thế giới và gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm. Gánh nặng lớn nhất của COPD được tìm thấy ở Châu Á. Ở Đông Nam Á, ví dụ như ở Việt Nam, dịch bệnh COPD đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá trong thập kỷ qua.
Liên hợp quốc ước tính dân số thế giới sẽ lên 8 tỷ người vào giữa tháng 11 và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới dù ở tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các khu vực.
Tỷ lệ mắc bệnh Sốt xuất huyết (SXH) trên toàn cầu đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Khoảng một nửa dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc bệnh. Ước tính có khoảng 100-400 triệu ca mắc mỗi năm. Việc phòng, chống SXH phụ thuộc vào các biện pháp kiểm soát véc tơ hiệu quả. Sự tham gia bền vững của cộng đồng có thể cải thiện đáng kể các nỗ lực kiểm soát véc tơ gây bệnh.