Đại dịch COVID-19 gây tác động đặc biệt tới một số nhóm dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu phòng chống dịch, người có bệnh lý nền, những người sống độc thân. Ngoài ra, COVID-19 cũng khiến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và điều trị các rối loạn tâm thần bị gián đoạn và gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 10/10/2021, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam ghi nhận gần 840.000 ca mắc mới, trong đó 20.555 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự gia tăng ca mắc Covid-19 và giảm khả năng di chuyển có "liên quan đáng kể" đến tình hình sức khỏe tâm thần xấu đi. Nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 là điều bình thường và dễ hiểu đối với mọi người. Cùng với nỗi sợ nhiễm vi rút trong đại dịch COVID-19, những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hằng ngày như bị hạn chế đi lại, giãn cách xã hội cùng với thực tế mới của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, con cái phải học online, thiếu tiếp xúc với anh, chị, em, họ hàng, bạn bè… đã làm gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mọi người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính trên toàn cầu cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, không có gia đình nào không liên quan đến sức khỏe; có 10 nguyên nhân chủ yếu gây mất khả năng lao động là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có thể nói thế kỷ 21 là thế kỷ của sức khỏe tâm thần. Kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ hiện mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%). Đại dịch COVID 19 đã làm nổi bật hơn những tác động của bất bình đẳng đối với kết quả sức khỏe và không quốc gia nào dù giàu có đến đâu cũng được chuẩn bị đầy đủ cho điều này.
Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay (10/10/2021) diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm gia tăng một cách đáng kể các rối loạn tâm thần, làm trầm trọng thêm hố ngăn cách bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội kèm theo các hậu quả nặng nề của nó.Với chủ đề "Chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn dân: Hãy biến điều đó thành hiện thực" nhằm tạo cơ hội để chúng ta cùng nhau chăm sóc sức khoẻ tinh thần, đảm bảo mọi người có thể tận hưởng sức khoẻ tâm thần tốt hơn./. Anh Thơ(tổng hợp)
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...