Liên cầu lợn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đường hô hấp, đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục của lợn mang mầm bệnh, kể cả khi lợn không có biểu hiện lâm sàng. Con người có thể bị lây nhiễm chủ yếu thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh, lợn chết, hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín kỹ.
Trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…
Bệnh liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.
Nhằm nâng cao ý thức phòng, chống sốt xuất huyết của người dân và cộng đồng; tăng cường sự tham gia của chính quyền và xã hội trong việc chủ động, sẵn sàng phòng, chống sốt xuất huyết, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. Đà Nẵng ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025)
NB 1.8.1 là một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, thuộc dòng dõi Omicron, hậu duệ của biến thể JN.1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 18/5/2025, đã có 518 chuỗi gen của NB 1.8.1 được báo cáo từ 22 quốc gia, chiếm 10,7% tổng số chuỗi gen toàn cầu trong tuần dịch tễ học 17 (21/4 - 27/4/2025), tăng từ 2,5% bốn tuần trước đó.
Hiện nay, tình hình dịch sốt xuất huyết đang bước vào cao điểm theo chu kỳ hàng năm. Thống kê cho thấy, số ca mắc có xu hướng tăng cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 – khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển.
Nhiều người vẫn chủ quan và chưa có kiến thức đúng đắn trong phòng và xử lý khi bị chó, mèo cắn hoặc cào. Điều này dẫn đến một số trường hợp tử vong đáng thương tâm.
Đà Nẵng đang lên kế hoạch triển khai công tác tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố trong năm học 2024–2025 nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa bệnh truyền nhiễm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.
Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 3 năm 2025. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.
Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh do vi rút Sởi (họ Paramyxoviridae, chi Morbillivirus) gây ra, bệnh có thể gây các biến chứng nặng dẫn đến tử vong, bệnh thường gặp ở trẻ em, người lớn chưa tiêm hoặc tiêm phòng không đầy đủ cũng có nguy cơ mắc.
Virus dại kích hoạt cơ chế bảo vệ khiến các phương pháp điều trị không có tác dụng, đồng thời tấn công não khiến người bệnh tử vong. Cách phòng ngừa bệnh dại duy nhất hiện nay là tiêm vaccine dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc cào, kể cả vật nuôi, tiêm đủ liều và đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Cúm A (H5N1) là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng và gây tử vong cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Việc nắm vững các thông tin về cúm A (H5N1) và các biện pháp phòng tránh sẽ giúp cộng đồng chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình và người xung quanh.
Trong những năm gần đây, nhất là trong những năm dịch bệnh COVID -19 bùng phát, tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi không đạt được mục tiêu do nhiều lý do khách quan. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, bệnh Sởi đã bùng phát ở nhiều địa phương, gây ra hậu quả khó lường và đã có trường hợp trẻ tử vong do Sởi. Để khống chế không để dịch Sởi bùng phát, thực hiện Công điện khẩn của Thủ tướng chính phủ, thành phố Đà Nẵng đã đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống bệnh Sởi đợt 2 năm 2025.
Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, bội nhiễm vi khuẩn và nấm, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây lan ở những khu vực đông người như hà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue lây truyền qua muỗi vằn. Bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng. Vắc xin phòng sốt xuất huyết được kỳ vọng là một giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần toàn diện hóa chiến lược phòng chống sốt xuất huyết hiện nay.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm cao, có thể gây dịch. Nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây sang người. Khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng. Tại Việt Nam, bệnh dại liên tục có những diễn tiến phức tạp, do đó việc chủ động dự phòng bệnh dại lây truyền sang người là rất cần thiết.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Biểu hiện của bệnh bao gồm: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch.