6 2 banner2 1

Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng

Thứ sáu - 03/12/2021 07:34
Sử dụng vắc-xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên trên thực tế không có loại vắc xin nào là không tiềm ẩn nguy cơ, và các phản ứng bất lợi dù ít nhưng vẫn có thể xảy ra sau khi sử dụng. Phản ứng sau khi sử dụng vắc- xin là tình trạng đáp ứng của cá nhân đơn lẻ đối với thành phần của vắc-xin đã sử dụng cho cá nhân đó, ngay cả khi vắc-xin đó đảm bảo hoàn toàn các yêu cầu bảo quản, vận chuyển, chuẩn bị và chỉ định.
tchung cho hs

Các phản ứng bất lợi có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ những tác dụng không mong muốn nhẹ cho tới những phản ứng nặng và nghiêm trọng (do đó song song với việc sử dụng vắc-xin là cần phải nắm rõ những phản ứng bất lợi có thể xảy ra).
Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, khi đó bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.
Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng trong những ngày lạnh: Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, phụ huynh cũng lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng phải trẻ phải được giữ ấm đúng cách, đi tất đảm bảo chân, tay trẻ đủ ấm, không để trẻ bị gió lùa để trẻ không bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp trời mưa phải đảm bảo trẻ không bị thấm nước mưa nhưng cũng không đùm trẻ quá kín bằng áo mưa, vải nilon dẫn đến không thoát được mồ hôi hoặc thiếu khí thở, đây là nguyên nhân trẻ dễ bị ngạt hoặc viêm phổi. Đối với trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản phổi, nguyên nhân do vi rút hoặc vi khuẩn, đây là bệnh rất nguy hiểm dễ dẫn đến biến chứng nặng và gây tử vong.
Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện: Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm…, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
                                                                                                                                               Anh Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây