Khi nhắc đến Lao phổi, nhiều người đều cảm thấy sợ hãi. Lý do bởi họ không biết rõ về bệnh nên có cách nhìn nhận chưa đúng. Sau đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh Lao phổi phổ biến mà bạn nên biết để hiểu đúng về căn bệnh này.
Bệnh uốn ván là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ toàn thân.
“Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới” được tổ chức hàng năm vào tuần cuối cùng của tháng 4 nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới.
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Theo Bộ Y tế hướng dẫn này được áp dụng tại các cơ sở tiêm chủng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng bất chợt, khí trời se lạnh vào buổi sáng sớm kèm theo tiết trời hanh khô… là điều kiện thuận lợi để vi rút gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như: Cảm, Cúm, Adenovirus, viêm mũi dị ứng, Sởi, COVID-19... phát triển, lây lan gây các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc làm trở nặng các bệnh lý mạn tính...
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, trong những tháng đầu năm 2023, đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người tại một số tỉnh, thành phố. Để phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang người, Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo, người dân không ăn sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín hoặc từ lợn ốm, chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn. Ngoài ra, có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc...
Khi các hoạt động trở lại bình thường sau đợt dịch COVID-19, dịch cúm có cơ hội lây lan mạnh; nhất là đang ở thời điểm giao mùa, là môi trường thuận lợi cho virus cúm hoạt động mạnh.
Tả là một bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh tả lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn, uống.
Tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, trong thời gian tới rất có thể dịch bệnh sẽ có xu hướng gia tăng do việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch... tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch Covid-19, đồng thời chưa có vắc xin phòng bệnh. Do vậy phòng bệnh cần được ưu tiên hàng đầu.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh. Trong đó, cần chú ý xử lý tốt các vật dụng chứa nước đọng trong và xung quanh nhà để không cho muỗi đẻ trứng và nở thành lăng quăng, bọ gậy.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong được gọi là sốt xuất huyết Dengue nặng.
Bộ Y tế vừa ban hành quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong được gọi là sốt xuất huyết Dengue nặng.
Bệnh cúm gia cầm lây sang người là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A/H5, cúm A/H7... gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm gia cầm.
Ngành Y tế Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều biện pháp chủ động phòng chống một cách tích cực, hiệu quả. Để đạt được kết quả tốt trong việc khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế phải sự có quyết tâm, phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, của từng hộ gia đình và từng cá nhân trong cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua. Theo ước tính, có tới 50-100 triệu trường hợp mắc SXHD hàng năm ở trên 100 nước có bệnh dịch lưu hành, tức là gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Vậy bệnh SXHD là gì? Triệu chứng của nó ra sao? Cần phải làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh SXHD? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra.Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô...