Ước tính có 8 triệu tấn rác thải nhựa tìm đến các đại dương hàng năm và nhiều sản phẩm từ nhựa khác làm ô nhiễm đất. Những hành động nhỏ chúng ta cần làm để giảm thiểu rác thải nhựa như: giảm sử dụng túi nilon, giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần (ống hút nhựa, hộp xốp đựng cơm, ly muỗng nhựa…), tái chế các sản phẩm nhựa cũ đã qua sử dụng, phân loại chất thải nhựa tại nguồn.
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc tế Phòng chống nhiễm độc chì (23-29/10/2022) “Nói không với nhiễm độc chì” là thông điệp chính của chiến dịch năm 2022 để nhắc nhở các tổ chức xã hội, ngành y tế, ngành công nghiệp và người dân về những rủi ro của việc phơi nhiễm chì và kêu gọi các bên cùng hành động. Tuần lễ Quốc tế Phòng chống nhiễm độc chì năm nay nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách cần bảo vệ sức khỏe của trẻ em thông qua hành động loại bỏ việc sử dụng sơn chì.
Nhằm mục đích tăng cường vai trò, trách nhiệm của hệ thống y tế cơ sở trong các hoạt động y tế trường học cũng như chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong các cơ sở giáo dục theo Thông tư liên tịch số 13/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục- Đào tạo, Trung tâm Y tế Hòa Vang đã lập phương án và thực hiện kiểm tra công tác y tế học đường tại một số trường học trên địa bàn huyện.
Cận thị là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh, cận thị khiến mắt nhìn xa không rõ do ánh sáng đi đến mắt hội tụ ở trước võng mạc (người bình thường ánh sáng sẽ hội tụ tại võng mạc). Khi mắc cận thị, các em học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt. Một số biểu hiện thường thấy như nhìn bảng không rõ, học bài phải chép bài của bạn,…
Một số bệnh khiến trẻ có nguy cơ mắc phải trong mùa tựu trường như: nhiễm trùng đường hô hấp (viêm VA cấp, viêm phổi phế quản, viêm phổi, cúm A/B), Covid-19, tay chân miệng, sốt virus (siêu vi), nhiễm trùng đường ruột... Nhiều bệnh lý nguy hiểm dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như: Covid-19, viêm phổi cấp, viêm họng cấp, sốt xuất huyết... nếu cha mẹ không thận trọng chăm sóc đúng cách, có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Tật khúc xạ học đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay ở lứa tuổi học sinh, nhất là lứa tuổi từ 11 - 15 tuổi, trong đó phổ biến nhất là cận thị. Người bị cận thị khó khăn khi nhìn các vật ở xa, khi nhìn vật từ xa có thể gây mỏi mắt và nhức đầu. Nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể mỏng đi, gây tổn thương đến mắt.
Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Rác thải nhựa trở thành mối quan tâm không chỉ ở nước ta mà còn ở rất nhiều quốc gia khác do nó tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo đúng quy định, ngày 12/5/2022, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đuối nước là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Đuối nước là tình trạng suy hô hấp do bị chìm trong môi trường lỏng. Nó có thể không tử vong (trước đây gọi là gần chết đuối) hoặc tử vong. Đuối nước gây ra tình trạng thiếu oxy, có thể làm tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm cả phổi và não.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp với 4 bước; Đồng thời Bộ Y tế cũng đề nghị cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại trường học trực tiếp...
Tất cả các loại chất thải phát sinh từ bệnh nhân COVID-19 (F0) phải được coi là chất thải lây nhiễm và được xử lý theo quy trình xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.
Khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi COVID-19, học sinh các cấp tại thành phố Đà Nẵng chuẩn bị trở lại trường học. Đây không chỉ là niềm vui của các cháu khi được trở lại trường mà còn là nổi lo, niềm trăn trở của các bậc phụ huynh và nhà trường làm sao để đảm bảo an toàn cho các học sinh, nhất là ở độ tuổi mẫu giáo và học sinh cấp 1.
Dịch COVID-19 kéo dài đã gây ra những hệ lụy lớn cho nhiều ngành, nhiều hoạt động xã hội. Nhưng thiệt hại nhiều nhất vẫn là về kinh tế và giáo dục. Dịch COVID-19 không những đã làm tê liệt hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Nỗi lo sợ của tất cả bậc phụ huynh là khả năng lây nhiễm bệnh khi cho trẻ em đi học. Bởi thực tế không may là trường học có thể là điểm nóng “ổ lây bệnh” của vi khuẩn và vi rut và là nguồn gốc của rất nhiều bệnh thông thường ở trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ ở độ tuổi đi học với hệ thống miễn dịch vẫn đang giai đoạn hoàn chỉnh dần.
Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Tự tử ở lứa tuổi 15-29 là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai chỉ sau tai nạn giao thông.
Chung cư là nơi tập trung nhiều hộ dân trong cùng một tòa nhà, có nhiều không gian công cộng chung nên nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất cao. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại chung cư, khu tập thể, khu nhà/chung cư cho thuê, trong đó, việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng là cách phòng dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.
Bệnh Tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra. Hiện nay, người ta đã biết có 6 loại virus gây viêm gan, gọi tên là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Trong đó, viêm gan virus A, B, C là phổ biến hơn cả. Viêm gan virus B và C được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay, vì có thể gây ra xơ gan, ung thư gan.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...