Để thực hiện kế hoạch hóa gia đình, một trong những biện pháp hỗ trợ quan trọng đó là các biện pháp tránh thai. Các biện pháp tránh thai vừa giảm thiểu các trường hợp mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai, đồng thời giúp giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc của mỗi gia đình.
Một số phụ nữ lo lắng sau khi tiêm mũi 1 mới phát hiện mang thai thì có nên tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 hay không, cần kết thúc mũi tiêm thứ 2 ở tuần thứ bao nhiêu? PGS.TS Hồ Sỹ Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ một số thông tin quan trọng.
Đây là những thông tin cần biết về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vaccine là biện pháp hiệu quả nhất bảo vệ bạn và con chống lại COVID-19. Dữ liệu hiện tại gợi ý hiệu quả của vaccine ở phụ nữ có thai tương đương với những đối tượng khác.
Nhận được lời kêu gọi giúp đỡ cho một sản phụ tại thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, Trạm Y tế phối hợp cùng Công an xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang tức tốc lên đường đến tận nhà sản phụ và đỡ đẻ an toàn, mẹ tròn con vuông.
Nếu bạn là một người mẹ hoặc sắp trở thành mẹ, việc thắc mắc về điều gì là an toàn nhất cho con bạn là điều hiển nhiên trong thời gian bùng phát đại dịch do COVID-19. Dưới đây là một số giải đáp cho những bà mẹ mới hoặc sắp được làm mẹ giúp mang lại trải nghiệm an toàn nhất cho bạn và con bạn, cho dù bạn đang cảm thấy khỏe mạnh hay đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19.
“Học, học nữa, học mãi” là phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Phòng khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhằm kịp thời cập nhật những thông tin, kỹ năng mới, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt cho đối tượng dễ tổn thương là bà mẹ và trẻ em.
Y học đã ghi nhận rất nhiều bệnh lây truyền khi từ mẹ sang con, tùy vào tác nhân gây bệnh, những bệnh này ngoài hậu quả cho mẹ còn gây ra nhiều kết cục xấu cho thai nhi, góp phần gia tăng gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Bệnh lây từ mẹ sang con có thể qua nhiều con đường: đường máu qua trao đổi máu mẹ-con trong khi mang thai, lây nhiễm trực tiếp qua dịch tiết và máu mẹ khi chuyển dạ hoặc lây qua sữa mẹ, tiếp xúc trực tiếp trong thời kỳ cho con bú. Nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi của các nhà khoa học đã đem lại cho chúng ta con đường dự phòng hiệu quả một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con, mở ra cơ hội cho các bà mẹ mắc bệnh sinh ra được những em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng tiếp cận được những hiểu biết và can thiệp hiệu quả đó.
Sau 02 năm thai nghén ấp ủ và dành nhiều tâm huyết của những người làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, hệ thống báo động đỏ trong cấp cứu sản - nhi tại thành phố Đà Nẵng đã hình thành với Quyết định số 45/QĐ-SYT của Giám đốc Sở Y tế ban hành Quy trình báo động đỏ liên viện trong cấp cứu sản - nhi tại thành phố Đà Nẵng.
Trong 3 tháng đầu năm, hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản được các tuyến chủ động lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và ngày càng đi vào quy củ. Bước đầu các tuyến đã chú trọng đẩy mạnh các nội dung mới như dự phòng ung thư cổ tử cung; dự phòng lây truyền các bệnh từ mẹ sang con; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên- thanh niên; triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em...
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) quý 1 năm 2021 và triển khai hoạt động quý 2 năm 2021.
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây qua tình dục do vi rút HPV (Human papilloma virus) gây nên. Virus HPV có tất cả 120 chủng loại, trong đó loại vi rút gây sùi mào gà là HPV type 6 và 11. Khi mới nhiễm HPV, cơ thể sẽ có cơ chế tự chống lại loại vi rút này nhưng chỉ ở mức độ nhất định, sau đó sẽ phát tán và lan rộng hơn.
Ngày 30/3/2021, CDC Đà Nẵng tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật xây dựng chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và giới thiệu các mô hình can thiệp bằng hình thức trực tuyến tại Cơ sơ 2, do Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế chủ trì.
Sáng ngày 25/03/2021, CDC Đà Nẵng đã tổ chức lớp tập huấn triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em TOT tuyến tỉnh bằng hình thức trực tuyến tại Cơ sở 2, do Bộ Y tế phối hợp cùng với Công ty AJINOMOTO chủ trì.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ Y tế Việt Nam, ngay sau khi sinh, bé cần tiếp xúc “da kề da” với mẹ. Biện pháp này mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
“Bình đẳng giới” là cụm từ phổ biến trong xã hội ngày nay với ý nghĩa bao hàm các nội dung cơ bản và toàn diện từ chính sách kính tế - xã hội, từ giáo dục thay đổi nhận thức, kiến tạo môi trường sống và làm việc để đảm bảo thực thi, phát huy vai trò, quyền lợi và sự phát triển của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Theo thông báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện cao thứ ba trên Thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là tình trang rất đáng báo động.
Vị thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt trong cuộc đời một con người, là thời kỳ xảy ra hàng loạt biến đổi nhanh chóng cả về thể chất lẫn tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội của trẻ, cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những thay đổi ấy theo hướng tích cực và có lợi nhất.
Thông thường các chị em phụ nữ chỉ đi khám phụ khoa khi cơ thể có vấn đề như đau bụng, viêm nhiễm, đau ngứa vùng kín; hoặc chỉ đi khám khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chữa vô sinh… hiếm trường hợp đi khám phụ khoa định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh liên quan.
Sau sinh, thông thường các chị em phụ nữ phải cần tới 3-4 tháng, có người thậm chí tận hơn một năm mới có kinh trở lại. Do không tìm hiểu kỹ, nhiều chị em nghĩ rằng chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ không mang thai được nên tâm lý chủ quan. Do đó nhiều người đã mang thai lại trong tình cảnh “dở khóc dở cười”.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...