6 2 banner2 1

“CẬP NHẬT XỬ TRÍ LÂY TRUYỀN SARS-COV 2 TỪ MẸ SANG CON"

Thứ hai - 19/07/2021 22:51
“Học, học nữa, học mãi” là phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Phòng khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhằm kịp thời cập nhật những thông tin, kỹ năng mới, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt cho đối tượng dễ tổn thương là bà mẹ và trẻ em.
“CẬP NHẬT XỬ TRÍ LÂY TRUYỀN SARS-COV 2 TỪ MẸ SANG CON"
      Tham gia chương trình tập huấn online của Bệnh viện Từ Dũ ngày 16/7/2021 với chủ đề nóng “Cập nhật xử trí lây truyền SARS-COV 2 từ mẹ sang con”, các nhân viên y tế không chỉ của Phòng khám đa khoa mà cả các khoa, phòng tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tại PKĐK (Khoa Sức khỏe sinh sản, khoa Dinh dưỡng) có cơ hội củng cố kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực hành cùng với đồng nghiệp ở bệnh viện chuyên môn đầu ngành và các tỉnh, thành khác. Một số nội dung cơ bản:
       - Hiện tại chưa có bằng chứng thuyết phục cho thấy SARS-CoV-2 lây truyền dọc từ mẹ sang con hoặc qua sữa mẹ, chỉ có một vài báo cáo số liệu nhỏ ghi nhận có tìm thấy sự hiện diện của SARS-COV-2 ở nhau thai và sữa mẹ. Lây truyền từ mẹ sang con xảy ra chủ yếu ở giai đoạn trong chuyển dạ và sau sinh, được cho là do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở âm đạo của mẹ và tiếp xúc trực tiếp mẹ - con sau sinh.
      - Tỷ lệ lây nhiễm SARS-COV-2 ở sơ sinh thấp so với tỷ lệ lây nhiễm của quần thể khác và tỷ lệ bệnh Covid-19 diễn tiến nặng ở trẻ sơ sinh thấp. Biến chứng nặng ở sơ sinh mắc Coid-19 là hội chứng viêm đa cơ quan, thường gặp nhất là viêm cơ tim do virus, cơ chế liên quan đến tự kháng thể.
      - Ưu tiên điều trị nội khoa COVID-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa hoặc khi tình trạng mẹ nặng cần hội chẩn các chuyên khoa liên quan. Các can thiệp y tế căn cứ vào chỉ định sản khoa trên cơ sở mức độ nặng bệnh của mẹ do SARS-COV-2 gây ra.
      - Khuyến cáo chung vẫn sử dụng corticoid để hỗ trợ trưởng thành phổi trong thai kỳ có nguy cơ sinh non, tuy nhiên cần hội chẩn chuyên khoa (truyền nhiễm, hồi sức, sơ sinh...) trong trường hợp biểu hiện lâm sàng của mẹ nặng.
      - Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, Tổ chức y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam vẫn khuyến cáo duy trì thực hành EENC (chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ, sau mổ), trong đó có da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ nhiễm SARS-COV-2. Cụ thể:
      + Mẹ nghi nhiễm: Vẫn thực hiện da kề da, cắt rốn muộn, hỗ trợ trẻ bú mẹ sớm, trẻ cùng phòng với mẹ nhưng duy trì khoảng cách giường mẹ - giường trẻ tối thiểu 2m, tốt nhất có vách ngăn, thực hiện đầy đủ phòng hộ cá nhân (khẩu trang, sát khuẩn tay...) và khử khuẩn bề mặt trong phòng bệnh.
      + Mẹ nhiễm SARS-COV-2: Cách ly mẹ con, vắt sữa mẹ (với điều kiện phòng hộ cá nhân và khử khuẩn phương tiện dùng vắt, bảo quản sữa...tốt) hoặc dùng sữa bà mẹ khác từ Ngân hàng sữa mẹ để nuôi dưỡng trẻ.
      Việc chăm sóc thai nghén, xử trí chuyển dạ, theo dõi mẹ và con sau sinh ở người mẹ nhiễm SARS-COV-2 tuân thủ Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS; Quyết định số 1271/QĐ-BYT ngày 21/3/2020 Về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19) ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh và Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021 Về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2).
 

BS. Trần Nguyễn Thu Thảo

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây