Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Đà Nẵng

Thứ sáu - 04/03/2022 07:23
Tháng 3/2021, Đà Nẵng bắt đầu tiêm những mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên. Một năm sau, thành phố đặt ra yêu cầu hoàn thành mục tiêu tiêm mũi 3 cho người dân trong tháng 3/2022. Để đạt được điều này là cả một sự cố gắng không nhỏ của ngành y tế nói riêng và toàn thành phố nói chung khi vừa phải chống dịch vừa phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Ngành Y tế Đà Nẵng đã làm những gì trong chiến dịch tiêm chủng năm qua?
           Thiết lập các điểm tiêm chủng
          Sở Y tế tham mưu UBND thành phố thiết lập các địa điểm tiêm chủng trên địa bàn thành phố dự kiến tổng công suất có thể thực hiện tiêm chủng đạt 40.000 - 50.000 người/ngày. Đồng thời căn cứ tình hình thực tế để bố trí các điểm tiêm tại các khu công nghiệp. Dự kiến sẽ thiết lập thêm các điểm tiêm lưu động về đến các khu dân cư để triển khai tiêm chủng cho từng khu vực dân cư đảm bảo an toàn, nhanh chóng.
3107212
Thiết lập hơn 20 điểm tiêm tại Cung Thể thao Tiên Sơn
          Chuẩn bị nhân lực
          Sở Y tế đã tham mưu UBND thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thành phố Đà Nẵng; chuẩn bị và sẵn sàng nhân lực điều động đáp ứng quy mô chiến dịch tiêm chủng.
          Để đáp ứng quy mô chiến dịch tiêm chủng, ngành Y tế đã chủ động rà soát tất cả các lực lượng y tế hiện đang làm việc, từ tuyến xã trở lên để tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác tiêm chủng. Ngoài nhân lực tiêm chủng hiện có tại các đơn vị tiêm chủng (800 người), Sở Y tế đã đào tạo, tập huấn thêm cho 1.080 người là cán bộ nhân viên y tế tại các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện bộ, ngành, cán bộ y tế hưu trí. Các lực lượng như: công an, quân đội, đoàn viên thanh niên… cũng tham gia hỗ trợ ngành y tế vào các khâu như đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng, đón tiếp, cập nhật thông tin… Lực lượng tình nguyện viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tham gia hỗ trợ công tác thống kê báo cáo, nhập liệu công tác tiêm chủng.
          Thiết lập bộ phận theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng
          Đảm bảo tất cả các điểm tiêm chủng được bố trí 01 bộ phận thường trực với đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng cấp cứu, xử trí các trường hợp có vấn đề về sức khỏe sau tiêm tại điểm tiêm chủng. Ngoài ra, bố trí xe cấp cứu để hỗ trợ công tác vận chuyển cấp cứu khi cần thiết.
          Thành lập các đội cấp cứu lưu động
          Các đội cấp cứu lưu động được thành lập để sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu tại các điểm tiêm chủng; cung cấp số điện thoại đường dây nóng để người dân liên hệ trong trường hợp cần thiết. Đối với điểm tiêm chủng lưu động giao cho đơn vị được chọn làm điểm tiêm lưu động thành lập đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ điểm tiêm chủng tại đơn vị.
          Tại điểm tiêm chủng tiến hành tổ chức theo dõi đối tượng được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng. Hướng dẫn đối tượng tiêm chủng theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu bất thường. Cung cấp số điện thoại để người dân liên hệ các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có biểu hiện sức khoẻ bất thường.
          Các đơn vị thực hiện việc giám sát và báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
          Những kết quả đạt được
          Sáng 12/3/2021, 100 cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Phổi thành phố Đà Nẵng đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Đây là những người đầu tiên của thành phố được tiêm vắc xin này.
tiem vx benh nhan tim mach
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu tiêm mũi 3 cho người dân trong tháng 3/2022.
          Từ những mũi vắc xin đầu tiên, cho đến hết năm 2021, Đà Nẵng đã tiêm hơn 1,9 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 (trong đó gần 800 ngàn liều mũi 1, hơn 950 ngàn liều mũi 2 và hơn 3,3 ngàn liều mũi 3). Tỷ lệ tiêm chủng đạt 99,75% người từ 18 tuổi được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1; đạt 98,11% từ 18 tuổi được tiêm vắc xin phòng COVID- 19 mũi thứ 2. Tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đạt 99,12%, mũi 2 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đạt 96,2%. Số trường hợp phản ứng thông thường: chiếm khoảng 35%, với các triệu chứng chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, đau đầu, mỏi cơ; 02 trường hợp phản ứng nặng và 01 trường hợp tử vong. Năm 2022, Ngành Y tế tiếp tục tổ chức tiêm vét cho tất cả các đối tượng, kể cả đối tượng lớn tuổi không đến được các điểm tiêm; tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo quy định của Bộ Y tế, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 để hoàn thành mục tiêu tiêm mũi 3 cho người dân trong tháng 3/2022.
                                                                                                                          Thanh Trà
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây