Ngành Y tế Đà Nẵng đẩy mạnh các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thứ năm - 10/04/2025 21:51
Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ và UBND thành phố Đà Nẵng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP); Sở Y tế thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 1945/KH-SYT ngày 28/3/2025 về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ngành Y tế thành phố Đà Nẵng năm 2025 nhằm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
THTK, CLP năm 2025 được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP; trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như: Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; Trong quản lý, sử dụng tài sản công; Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu THTK,CLP, Sở Y tế Đà Nẵng đã đưa ra một số giải pháp sau:
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về THTK, CLP
- Giám đốc các đơn vị trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP năm 2025 theo định hướng, chủ trương của Đảng về THTK, CLP. Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm trong từng lĩnh vực được giao phụ trách, trong đó cần phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ, công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.
- Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao; quán triệt và thực hiện nghiêm Quy chế làm việc, nội quy cơ quan, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, Quy chế chi tiêu nội bộ để điều hành hoạt động và quản lý sử dụng kinh phí, thực hiện quyền giám sát của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong chi tiêu hành chính, THTK, CLP trong sử dụng kinh phí của đơn vị đảm bảo đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn quy định, đảm bảo hiệu quả.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để hiện đại hóa công tác quản lý, tiết kiệm nguồn lực.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tập trung số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Chuyển đổi số toàn diện việc thực hiện thủ tục hành chính.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi, giám sát tiến độ dự án đầu tư công, quản lý tài sản công và ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh số hóa quy trình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công, lập dự toán và công tác kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước, quản lý, giám sát vốn đầu tư công, hiện đại hóa công tác quản lý vốn đầu tư công như kết nối thôn tin, chương trình, báo cáo liên thông, chia sẽ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan.
- Xây dựng cổng thông tin minh bạch về các dự án đầu tư công bảo đảm công khai, hạn chế thất thoát, lãng phí.
chống lãng phí

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về THTK, CLP

- Đẩy mạnh thông tin, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến THTK, CLP với các hình thức đa dạng nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP đối với cơ quan, cá nhân.
- Tích cực phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí để thực hiện tuyên truyền, vận động về THTK, CLP đạt hiệu quả.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP; thực hiện các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.

4. Tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau:

- Về quản lý ngân sách nhà nước
+ Rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định; thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí.
+ Kiểm soát chặt chẽ chi để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi: tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết, tiếp khách… Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng xe và các chi phí khác.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, nhất là đối với các lĩnh vực dễ phát sinh thất thoát, lãng phí.
+ Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, gắn với tăng cường trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính công.

- Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

+ Nâng cao chất lượng công tác khảo sát thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án, hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế thi công; hạn chế tối đa tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
+ Xây dựng Kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình y tế, trụ sở làm việc nhằm tránh hư hỏng, lãng phí tài sản công.
+ Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, chống lãng phí, thấy thoát. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tính gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư công, Ban quản lý dự án.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Tăng cường công tác kiểm tra việc tạm ứng hợp đồng, tạm ứng theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý việc sử dụng vốn tạm ứng không đúng quy định của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị cung ứng.

- Về quản lý, sử dụng tài sản công

+ Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công để từng bước cập nhật, quản lý thông tin của tất cả các tài sản công được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.

- Về quản lý lao động, thời gian lao động

+ Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, trong đó đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, đánh giá việc giao và quản lý biên chế của các sở, ban, ngành, địa phương theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế.
+ Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chí, bằng sản phẩm, kết quả cụ thể; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá làm căn cứ trong bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức.
+ Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới, trong đó cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành, trong đó cần chú trọng:
+ Xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nội dung, lĩnh vực trọng điểm.
+ Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị mình.
+ Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Vấn đề THTK, CLP luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ngành Y tế Đà Nẵng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực y tế còn hạn chế. Vì vậy, việc thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm, chống lãng là trách nhiệm chung của toàn bộ cán bộ, công nhân viên chức - người lao động toàn ngành, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho Ngành Y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phòng chống dịch./.
                                                                                   Châu Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây