Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
ICD-10 B05: Measles
Bệnh sởi thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bệnh sởi là bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo như khác như viêm phổi, tiêu chảy… và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này. 1. Ai có nguy cơ mắc bệnh Sởi ? Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Những người chưa có miễn dịch với sởi bao gồm: Người chưa được tiêm vắc xin sởi; người chưa tiêm đủ liều vắc xin sởi, hoặc đã được được tiêm đủ mà vì một lý do nào đó trẻ không có đáp ứng miễn dịch tốt. Trẻ em được sinh từ người mẹ trước đây đã từng bị bệnh sởi hoặc mẹ đã tiêm vắc xin phòng Sởi có kháng thể trong máu thì trẻ đó sẽ được miễn dịch thụ động do kháng thể mẹ truyền cho. Tuy nhiên nếu trẻ không được tiêm vắc xin Sởi đúng lịch theo khuyến cáo của chương trình Tiêm chủng mở rộng thì khi không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang sẽ có nguy cơ mắc Sởi. Theo kết quả điều tra dịch tễ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, khoảng 80% bệnh nhân mắc Sởi chưa được tiêm vắc xin phòng Sởi. Các phụ huynh có con bị sởi không tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ y tế cũng có khả năng mắc Sởi. 2. Có thể gặp biến chứng nguy hiểm nào khi mắc Sởi ? - Viêm phổi là một biến chứng phổ biến của Sởi. Ở trẻ suy giảm miễn dịch có thể mắc viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa tử vong. - Ở trẻ bị nhiễm HIV, tỷ lệ tử vong do sởi cao hơn 10 lần so với trẻ bình thường. Tỷ lệ tử vong trong sởi có biến chứng viêm phổi ở nhóm này khoảng 33 – 45%. - Viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản. - Viêm cơ tim, viêm não tủy, viêm não - màng não cấp tính. - Viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mủ toàn mắt gây mù lòa, viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), suy dinh dưỡng. - Đau bụng, tiêu chảy, có thể có viêm ruột thừa cấp trong giai đoạn bệnh tiến triển. - Phụ nữ mang thai bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ nhẹ cân, nhiễm sởi tiên phát. 3. Đối tượng nào có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm ? - Trẻ sơ sinh; - Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; - Trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh sởi; - Trẻ mắc phải một số bệnh lý mạn tính; - Trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị thiếu vitamin A; - Trẻ có suy giảm miễn dịch do HIV hoặc do bệnh lý khác; - Phụ nữ có thai; - Người già, người có nhiều bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch. 4. Phòng bệnh Sởi bằng cách nào ? - Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Có thể tiêm vắc xin phòng Sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. - Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất, - Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Sởi lập tức liên hệ cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời. - Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo quy định. Thường xuyên sát trùng mũi họng phòng tránh viêm phổi, giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất phòng ngừa suy dinh dưỡng. - Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết với người bệnh./.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...