Gần đây, tại một số bệnh viện ở các tỉnh, thành phố ở nước ta đã tiếp nhận và cấp cứu nhiều trường hợp học sinh ngộ độc thuốc lá điện tử. Dù tình trạng ngộ độc không quá nặng nề và được cấp cứu kịp thời, nhưng nếu các bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng thuốc lá điện tử thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe cũng như tinh thần sau này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc rượu chiếm hơn 20% trong các vụ ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam. Đây là con số rất đáng báo động. Đặc biệt vào những dịp nghỉ lễ, Tết dài ngày, số ca nhập viện do ngộ độc rượu tăng hai, ba lần so ngày thường.
Thời tiết nắng nóng cùng với độ ẩm cao chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại, vi rút gây bệnh đường ruột phát triển. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm hoặc nấu ăn không đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng… điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại một số trường học trên cả nước thời gian qua; vừa qua, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng đã phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị đánh giá và định hướng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển với tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Theo thống kê, 50-60% các vụ ngộ độc ở Việt Nam là do vi khuẩn gây ra.
Hiện nay đang là mùa cao điểm của du lịch, lượng khách đến lưu trú và sử dụng dịch vụ ăn uống ngày càng đông. Ngoài việc tự phòng tránh ngộ độc thực phẩm của mỗi người, các ngành chức năng của TP Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.
Liên quan đến vụ đoàn khách từ Quảng Ninh vào TP. Đà Nẵng du lịch, trong đó có 34 khách bị ngộ độc thực phẩm phải vào bệnh viện cấp cứu, cơ quan chức năng đang làm việc với các nhà hàng để xác minh nguyên nhân vụ việc.
9 học sinh ở Quảng Ninh bị ngộ độc do cùng ăn chung 1 gói kẹo (màu xanh, có in chữ nước ngoài, không rõ xuất xứ) do 1 học sinh trong lớp mang đến lớp. Thông tin ban đầu cho thấy cả 9 học sinh dương tính ma túy (THC-cần sa).
Sáng ngày 16/4, nhiều học sinh của Trường Tiểu học Hòa Khương, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải nhập viện cấp cứu, nghi ngộ độc do chơi đồ chơi lạ.
Ngộ độc nấm rừng, thậm chí dẫn đến tử vong đã xuất hiện nhiều ở nước ta do thói quen hái nấm mọc tự nhiên về ăn của một bộ phận người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Đà Nẵng, thông tin từ Bệnh viện Đà Nẵng, một gia đình dân tộc Ca Dong ở Quảng Ngãi đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc nấm nặng sau khi ăn một loại nấm được hái từ rẫy về.
Mới đây, Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai (Hà Nội ) đã điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi uống 10 viên thuốc Chloroquin để phòng bệnh COVID-19 theo lời đồn trên mạng internet.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...