6 2 banner2 1

Kết nối cộng đồng chung tay phòng chống tai nạn thương tích trẻ em xây dựng cộng đồng an toàn

Thứ hai - 07/01/2019 05:45
Sáng ngày 17/12, tại trường Tiểu học Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Ban Chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích - Xây dựng cộng đồng an toàn (PCTNTT-XDCĐAT) huyện Gia Lâm đã tổ chức Lễ phát động "Kết nối c...

Tình huống sơ cấp cứu tai nạn giao thông – gãy xương cẳng tay

Gia Lâm là huyện ngoại thành của Hà Nội với dân số trên 250.000 dân, dân số di biến động lớn. Địa bàn huyện lại có nhiều khu công nghiệp, đô thị, bến tàu xe, sông hồ… nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh xâm nhập. Trong những năm qua, được sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, sự tham gia nhiệt tình của các cộng tác viên và nhân dân, công tác PCTNTT-XDCĐAT trên địa bàn huyện đã được cải thiện rõ rệt. Hiện nay toàn huyện có 3 xã đạt CĐAT tiêu chuẩn Việt Nam là Trung Mầu, Văn Đức, Kiêu Kỵ. Cả 3 xã đều đang trong quá trình đô thị hoá, do đó nguy cơ TNTT trên địa bàn khó tránh khỏi và khó khăn trong việc đáp ứng công tác duy trì CĐAT.
 

Theo bà Phan Thanh Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 1.464 ca TNTT. Trong đó có 366 ca tai nạn giao thông (8 ca tử vong), 439 ca tai nạn lao động, 15 ca tai nạn do động vật cắn, 496 ca ngã, 3 ca đuối nước, 33 ca bỏng, 13 ca bạo lực xung đột… Tuy nhiên tình hình TNTT ở trẻ em trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, nhiều vụ TNTT trẻ em đã xảy ra như đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, bỏng…
 
Nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc, tử vong do TNTT trong giao thông, lao động sản xuất và sinh hoạt tại gia đình, nhà trường… bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, thời gian qua, Ban Chỉ đạo PCTNTT-XDCĐAT huyện Gia Lâm đã triển khai công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân, trẻ em và đặc biệt là triển khai thực hiện mô hình "Ngôi nhà an toàn", "Trường học an toàn", "Cộng đồng an toàn" nhằm loại bỏ các nguy cơ gây TNTT trẻ em tại các gia đình, nhà trường và cộng đồng đã được huyện triển khai thực hiện.

Hướng dẫn cách sơ cấp cứu tai nạn đuối nước qua tiểu phẩm
 

Tại lễ phát động, cán bộ y tế cùng cộng tác viên của 3 xã Trung Mầu, Kiêu Kỵ, Văn Đức đã trình diễn các tiểu phẩm đóng vai các tình huống về chủ đề XDCĐAT, sơ cấp cứu các TNTT thường gặp như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, đuối nước… nhằm cung cấp những thông tin về PCTNTT thường xảy ra ở hộ gia đình, trường học và nơi làm việc.
 
Bên cạnh đó, đại diện ban giám hiệu Trường Tiểu học Trung Mầu và đại diện hộ  gia đình trên địa bàn xã đã phát biểu cam kết xây dựng trường học an toàn và gia đình an toàn tiêu chuẩn Việt Nam góp phần duy trì các tiêu chí CĐAT tại địa phương.
 
Phát biểu tại lễ phát động, Bà Chử Thị Chung, Trưởng khoa Sức khoẻ môi trường và y tế trường học, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao các hoạt động xây dựng và duy trì CĐAT tại huyện Gia Lâm, đặc biệt là lễ phát động "Kết nối cộng đồng chung tay PCTNTT trẻ em - XDCĐAT" . Bà Chử Thị Chung cho biết, trong những năm qua, hoạt động PCTNTT đã được triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức: triển khai các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hội thi về PCTNTT… Hằng năm, số trường hợp mắc TNTT đã được khống chế. Tuy nhiên, tại Hà Nội, mỗi năm vẫn có khoảng 90.000 trường hợp mắc TNTT, trong đó có gần 700 ca tử vong với những nguyên nhân khác nhau. 70% số ca TNTT được sơ cấp cứu trước khi chuyển đến các cơ sở y tế. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em mắc TNTT vẫn còn cao. Chính vì vậy, để hạn chế mắc và tử vong do TNTT thì cần phải có sự chung tay của tất cả các ban ngành và cộng đồng để giảm thiểu các nguy cơ gây TNTT cho trẻ em.
 
Để tiếp tục duy trì các tiêu chí về CĐAT, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo PCTNTT-XDCĐAT huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác PCTNTT đặc biệt là những TNTT liên quan đến trẻ em. Cùng với đó, phát hiện những nguy cơ gây TNTT để kịp thời can thiệp và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng PCTNTT trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Triển khai nhân rộng các mô hình an toàn PCTNTT trẻ em đã phát huy hiệu quả. Qua đó, xây dựng môi trường an toàn, các mô hình "Ngôi nhà an toàn", "Trường học an toàn", "Cộng đồng an toàn", từng bước kiểm soát tình hình TNTT trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em.

 

Duy Tuân (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)

 

Nguồn tin: hanoicdc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây