GẦN 6 NGÀN NGƯỜI TIẾP TỤC ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN NGỪA COVID-19 CỦA PFIZER
Thứ sáu - 27/08/2021 00:56
Cùng với Kế hoạch tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 Moderna cho hơn 17. 400 người, Sở Y tế Đà Nẵng cũng đã triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 BNT162b2 của Pfizer (Comirnaty) cho 5.850 người, ưu tiên cho người 65 tuổi trở lên, người có nguy cơ cao bị bệnh mạn tính.
Tổng số liều vắc xin COVID-19 BNT162b2 của Pfizer (Comirnaty) được Bộ Y tế phân bổ cho thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 3877/QĐ-BYT ngày 14/8/2021 là 15.210 liều, chia làm 2 lần phân bổ, trong đó lần 1 này là 5.850 liều, được Sở y tế tổ chức tiêm cho 5.850 người.
Thời gian tiêm chủng bắt đầu ngày 27/8 đến hết ngày 31/8/2021. Các đối tượng cụ thể được tiêm lần này gồm: * Tiêm chủng mũi 1 cho các đối tượng:
- Người từ 65 tuổi trở lên có địa chỉ lưu trú tại Đà Nẵng, trong đó ưu tiên trước cho người có bệnh nền như: đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư, bệnh thận mạn tính, bệnh ký mạch máu não, béo phì...
Lưu ý đối tượng ưu tiên theo độ tuổi (ưu tiên độ tuổi lớn trước), thời gian bị bệnh (ưu tiên thời gian bị bệnh kéo dài), mức độ của bệnh (ưu tiên mức độ nặng trước).
- Đối tượng nguy cơ cao bị bệnh mạn tính. * Tiêm chủng mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 BNT162b2 của Pfizer cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 từ ngày 7-9/8/3021 và các trường hợp chưa tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 BNT162b2 của Pfizer (comirnaty) trong các đợt tiêm chủng trước.
Để đảm bảo an toàn và tiến độ tiêm chủng, Sở Y tế bố trí 16 điểm tiêm đặt tại 5 địa điểm là: Bệnh viện Ung bướu (4 điểm), Trung tâm Văn hóa quận Ngũ Hành Sơn (3 điểm) Trung tâm Văn hóa Thể thao quận Thanh Khê (4 điểm), Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang (2 điểm) và Bệnh viện Đà Nẵng (3 điểm); ngoài ra còn tổ chức 2 điểm tiêm trên xe tiêm lưu động. Điểm lưu ý trong kế hoạch này là tất cả các đối tượng tiêm mũi 2 sẽ được tiêm tại các điểm tiêm tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Sở Y tế đã phân công cụ thể cho từng đơn vị trong việc: Chuẩn bị vắc xin và vật tư tiêu hao; Lập kế hoạch cho từng buổi tiêm chủng; Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo các khung giờ khác nhau; Bố trí nhân lực, trang thiết bị tại các điểm tiêm chủng; Thực hiện tiêm chủng; Thực hiện tiêm vét; Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng; Công tác quản lý chất thải y tế; Cấp giấy chứng nhận tiêm chủng; Công tác truyền thông trước, trong và sau đợt tiêm chủng;... Một số lưu ý khi đi tiêm chủng: @ Những người không nhận được giấy mời/ tin nhắn điện thoại mời đi tiêm chủng tuyệt đối không đến các điểm tiêm.
@ Đi đúng giờ ghi trên giấy mời/tin nhắn qua điện thoại.
@ Không nên đến quá sớm cũng không quá muộn, vì như vậy sẽ dẫn đến tình trạng tập trung đông người, gây chen lấn, ùn tắc, mất trật tự và không đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại điểm tiêm. Đồng thời những người đi đúng giờ sẽ không được tiêm đúng giờ do sự chen lấn của người không đi đúng giờ, gây khó khăn cho công tác tổ chức.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...