Ngày 1/7 hằng năm được chọn là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam nhằm khuyến khích, vận động nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. BHYT là loại hình bảo hiểm trong chăm sóc sức khỏe do Nhà nước tổ chức, thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. BHYT đã giúp nhiều người vượt qua khó khăn khi chẳng may ốm đau, tai nạn. Tham gia BHYT được xem là một hình thức tiết kiệm 'đóng góp khi lành, để dành khi ốm', nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật, kể cả những bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn...
Một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến vẫn được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh như đúng tuyến.
Từ lâu điếc nghề nghiệp (NN) được công nhận là một bệnh nghề nghiệp (bệnh do nghề nghiệp gây ra và được hưởng đền bù, trợ cấp khi mắc bệnh). Ở nước ta, điếc NN được công nhận là một trong các bệnh NN thường gặp và có tỷ lệ mắc đứng thứ hai trong số các bệnh NN được bảo hiểm ở Việt Nam. Tại các nước công nghiệp điếc NN đứng hàng đầu trong các bệnh nghề nghiệp.
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực từ ngày 01/9/20201 và có những nội dung về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đáng chú ý.
Từ lâu, bảo hiểm y tế (BHYT) như là cứu cánh để mỗi gia đình không lâm vào cảnh nghèo túng khi có người bị bệnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội. Đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế phát triển chậm lại và BHYT toàn dân chính là phương thức cơ bản để đạt mục tiêu mọi người dân được chăm sóc sức khỏe, là đích hướng tới không chỉ của Việt Nam mà còn là của hầu hết các nước trên thế giới.
Bệnh Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề như: mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, chi phí điều trị bệnh Đái tháo đường và chi phí phúc lợi xã hội chăm sóc những bệnh nhân bị biến chứng chiếm tỷ trọng cao trong quỹ bảo hiểm y tế và an sinh xã hội. Do bệnh Đái tháo đường tuýp 2 thường âm thầm tiến triển, không có triệu chứng nên người bệnh không biết mình bị mắc bệnh. Người bệnh chỉ biết bệnh khi đã có biến chứng hoặc do đi khám bệnh khác mới phát hiện ra.
Từ ngày 01/4, thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) mẫu mới sẽ được sử dụng trên toàn quốc. Mẫu thẻ BHYT mới có những thay đổi theo hướng mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tham gia, đặc biệt trong quá trình đề nghị cấp thẻ, bảo quản và sử dụng thẻ để thực hiện khám chữa bệnh (KCB) BHYT.
Mũ bảo hiểm (MBH) có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn. Do vậy, khi chọn (MBH), nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có MBH đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.
Nhằm đảm bảo quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và chủ động điều tiết nguồn bệnh nhân có đầu thẻ khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại các bệnh viện đã bị cách ly y tế, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã có Công văn số 2898/SYT-QLHNYT về việc khám chữa bệnh BHYT đối với bệnh viện bị cách ly y tế
Đối với lao động nữ, khi mang bầu, sinh con, chế độ thai sản là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để được hưởng đầy đủ quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật, lao động nữ cần phải tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội(BHXH).
ARV là loại thuốc kháng virus rất quen thuộc với người nhiễm HIV/AIDS. Trước đây, loại thuốc này được cấp miễn phí, tuy nhiên hiện nay sẽ được thanh toán bằng nguồn quỹ bảo hiểm y tế và đây được coi là sự kiện quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS của nước ta. Tại nhiều tỉnh/thành, những người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên đã được nhận thuốc ARV bằng nguồn bảo hiểm y tế từ ngày 8/3 và hiện Đà Nẵng cũng đã tiến hành thanh toán thuốc ARV cho người nhiễm bằng bảo hiểm y tế.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...