CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Thứ tư - 14/04/2021 21:28
Bệnh Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề như: mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, chi phí điều trị bệnh Đái tháo đường và chi phí phúc lợi xã hội chăm sóc những bệnh nhân bị biến chứng chiếm tỷ trọng cao trong quỹ bảo hiểm y tế và an sinh xã hội. Do bệnh Đái tháo đường tuýp 2 thường âm thầm tiến triển, không có triệu chứng nên người bệnh không biết mình bị mắc bệnh. Người bệnh chỉ biết bệnh khi đã có biến chứng hoặc do đi khám bệnh khác mới phát hiện ra.
Người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện kịp thời để điều trị thì có nguy cơ rất cao bị các biến chứng cấp tính như: hôn mê hoặc các biến chứng mãn tính như các bệnh tim mạch, bàn chân, mắt… Do vậy, việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường để có biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng nhằm phòng chống các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Để phát hiện bệnh sớm, người dân, đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để xét nghiệm máu sàng lọc phát hiện bệnh. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân mắc Đái tháo đường
- Nên ăn nhiều rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Nên giảm bớt tinh bột, các thức ăn có nguồn gốc động vật và thay thế bằng các thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc, …
- Nên kiêng các thức ăn cung cấp đường nhanh (là các thức ăn có vị ngọt như bánh kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa). Có thể dùng các chất ngọt (đường hóa học) thay thế đường thông thường như sacharin.
- Cần chú ý làm giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn giảm năng lượng (calo). Ở người không thừa cân hoặc béo phì, không nên ăn kiêng thái quá.
- Bệnh nhân dù ăn kiêng để giảm cân nhưng vẫn phải đảm bảo các vitamin, nhất vitamin nhóm B.
- Nên tăng cường tập luyện thể lực 30 phút/ngày, 150 phút/tuần (đi bộ, chạy, bơi…). Tăng cường vận động trong sinh hoạt hàng ngày như độ, đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch thì cần tuân theo hướng dẫn của bác sỹ về luyện tập thể lực.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng nhiễm trùng: vệ sinh cơ thể và điều trị ngay các xây xát tay chân, vệ sinh răng miệng,…
- Sinh hoạt điều độ, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá./.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...