Mọi người thường lo lắng cho trái tim của mình mỗi khi có sự khác thường như mệt, tức ngực, đau nhói…nên thường đi thăm khám tim mạch. Vậy khi nào cần siêu âm tim?
Mọi người thường lo lắng cho trái tim của mình mỗi khi có sự khác thường như mệt, tức ngực, đau nhói…nên thường đi thăm khám tim mạch. Vậy khi nào cần siêu âm tim?
Siêu âm tim cơ bản là một trong những kỹ thuật thăm dò không xâm lấn, đơn giản và hiệu quả, giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quát nhất về hình thái, chức năng và huyết động học của vách tim, buồng tim, màng ngoài tim hay các mạch máu lớn nối với tim.
Tùy vào các vị trí siêu âm tim, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm một chiều hoặc siêu âm đa chiều. Nếu dựa theo vị trí làm siêu âm thì có 2 loại gồm: Siêu âm tim qua thành ngực và siêu âm tim qua thành thực quản. Kết quả của siêu âm tim cơ bản sẽ giúp bác sĩ biết được kích thước và hình dạng, độ dày và chuyển động của các thành tim, cách thức tim chuyển động, sức bơm của tim, van tim của người bệnh có hoạt động bình thường không, có bị hẹp không hay có máu rò rỉ ra ngoài không,...
Kỹ thuật siêu âm tim mạch cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh. Siêu âm tim cơ bản khi nào?
Sau khi tiến hành thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để chỉ định siêu âm tim cơ bản trong các trường hợp:
Đau ngực
Phình tách động mạch chủ
Đánh giá chức năng thất trái, thất phải
Tối ưu hóa điều trị: thực hiện thủ thuật dưới hướng dẫn của siêu âm
Phát hiện tràn dịch màng tim, ép tim
Suy hô hấp cấp
Đánh giá chức năng tim trong trường hợp ngừng tuần hoàn
Tình trạng sốc, huyết động không ổn định
Chấn thương
Ngừng tuần hoàn
Hướng dẫn đặt dẫn lưu màng tim
Đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới và nhận định kết quả
Phát hiện giãn thất phải, suy thất phải
Phát hiện giãn thất trái, suy thất trái và rối loạn vận động vùng thành tim