Độ tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển về thể trạng, sức khỏe của trẻ. Với nhu cầu học 2 buổi và ăn bán trú ở trường ngày càng tăng ở bậc tiểu học, để bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) bữa ăn cho học sinh cần sự phối hợp kiểm soát nghiêm ngặt từ phía nhà trường, cha mẹ học sinh và cơ quan quản lý liên quan.
Độ tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển về thể trạng, sức khỏe của trẻ. Với nhu cầu học 2 buổi và ăn bán trú ở trường ngày càng tăng ở bậc tiểu học, để bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) bữa ăn cho học sinh cần sự phối hợp kiểm soát nghiêm ngặt từ phía nhà trường, cha mẹ học sinh và cơ quan quản lý liên quan.
(Bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Ngô Gia Tự - Đà Nẵng)
Đà Nẵng là địa phương có số lượng lớn trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh. Ghi nhận từ một số cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học tại Đà Nẵng cho thấy, trong năm 2020, các nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo đảm ATTP như: tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bếp; tổ chức bếp ăn theo quy trình một chiều; điều kiện vệ sinh cơ sở, nguồn nước an toàn; các phương tiện kỹ thuật giúp đánh giá chính xác hơn, lượng hóa các giá trị dinh dưỡng của bữa ăn cho các em học sinh; nguồn hàng thực phẩm được ký kết với các đơn vị uy tín có đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ ...Bên cạnh đó, vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý bếp ăn bán trú là việc chưa có chương trình đào tạo bài bản về chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học cho các cô nuôi như ở bậc học mầm non. Đây là việc rất cần thiết để các trường có căn cứ thuyết phục phụ huynh cùng phối hợp chăm sóc sức khỏe các em học sinh.
Cô giáo: Nguyễn Thị Thu- phó Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự- Đà Nẵng cho biết : “ bữa ăn học đường rất quan trọng đối với lứa tuổi tuổi học do các cháu phải ăn 2 buổi/ ngày (có bán trú), chính vì thế công tác cải thiện bữa ăn học đường rất được nhà trường chú trọng. Năm 2014, bộ thực đơn chuẩn về dinh dưỡng của Arinomoto phối hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia và bộ giáo dục đào tạo đã đưa vào sử dụng trong nhà trường nhằm đa dạng về thực phẩm và giúp các em ăn ngon miệng. Bộ thực đơn này đã thực hiện trong những năm qua được nhà trường và phụ huynh cùng quan tâm, nên sức khỏe của các em học sinh được cải thiện về mặt thể chất, dinh dưỡng cũng như trí tuệ để giúp các thế hệ học sinh phát triển toàn diện hơn.”
( Các em học sinh trường Tiểu học Ngô Gia Tự rửa tay trước khi ăn trưa)
Việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học. Nhà trường cần chú trọng khẩu phần ăn với đa dạng thành phần hơn cho các cháu. Gia đình và nhà trường cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho các cháu để các em sẽ có sức khỏe bền vững và là những hạt giống đầy sức khỏe và trí tuệ trong tương lai.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...