Không thể phủ nhận một điều rằng, dịch bệnh COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của hầu hết người dân trên thế giới, từ học hành, công việc, cho tới vui chơi, giải trí. Không chỉ thế, thói quen sinh hoạt của mọi người cũng thay đổi do yêu cầu giãn cách xã hội để phòng dịch. Trong mùa dịch này, Bộ Y tế cũng đã chỉ ra một số thói quen cần thay đổi để tăng hiệu quả phòng bệnh COVID-19 như thói quen gặp gỡ, giao lưu, thói quen chào hỏi hay đơn giản là vấn đề vệ sinh cá nhân.
Không thể phủ nhận một điều rằng, dịch bệnh COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của hầu hết người dân trên thế giới, từ học hành, công việc, cho tới vui chơi, giải trí. Không chỉ thế, thói quen sinh hoạt của mọi người cũng thay đổi do yêu cầu giãn cách xã hội để phòng dịch. Trong mùa dịch này, Bộ Y tế cũng đã chỉ ra một số thói quen cần thay đổi để tăng hiệu quả phòng bệnh COVID-19 như thói quen gặp gỡ, giao lưu, thói quen chào hỏi hay đơn giản là vấn đề vệ sinh cá nhân.
1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.
Bàn tay chính là một trong những cách phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác.Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc với những đồ vật có nguy cơ chứa các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… ở các bề mặt như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác mà không hề biết ở đó có virus hay không. Bàn tay cũng thường tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể. Chính vì vậy, nếu bàn tay có chứa virus mà chúng ta không biết rồi vô tình bắt tay người khác có thể sẽ khiến virus lây sang người khác.
Khi gặp người khác cũng không nên vồ vập mà nên đứng cách xa nhau từ 2m để đảm bảo không hít phải giọt bắn có thể chứa virus từ người khác.
2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
SARS-COV-2 lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus này xâm nhập vào cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt. Vì vậy, bàn tay không an toàn khi đưa lên mặt sẽ vô tình khiến chúng ta bị mắc bệnh. Tốt nhất không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh để loại bỏ virus có trên bàn tay.
3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.
Thói quen của không ít người nhất là các bậc cha mẹ đi làm về là sà vào ôm hôn con cái. Nhưng trong mùa dịch này thì thói quen đó không tốt chút nào bởi có thể lây truyền virus cho người thân mà không hay biết, nhất là đối tượng người già, trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Tốt nhất khi về nhà nên tắm rửa, thay ngay quần áo sạch sẽ, vệ sinh bàn tay, súc miệng họng trước khi tiếp xúc với người khác.
4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.
Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền virus cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Thay vì chỉ đánh răng sau khi ăn, nay mỗi người cần làm thêm một việc là súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Phải súc họng chứ không súc miệng, tức là phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.
Trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác. Tốt nhất, không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác để tránh nguy cơ lây truyền virus ra cộng đồng.
6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.
COVID-19 là một bệnh có khả năng lây lan mạnh. Vừa qua nước ta đã ghi nhận một số trường hợp người bệnh COVID-19 không biết mình mắc bệnh đã đến cơ sở y tế khám mà không báo trước dẫn tới lây truyền virus cho người khác và khiến nhiều người phải cách ly, thậm chí có cơ sở y tế phải tạm dừng hoạt động. Do đó, tất cả người dân đến khám ở các cơ sở khám, chữa bệnh cần liên hệ trước với cơ sở đó để được hướng dẫn trước khi đến khám.
7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.
Thực hiện tốt các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch như giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, vệ sinh phòng dịch... chính là giúp bản thân và cộng đồng cùng nhau vượt qua đại dịch nguy hiểm này.
Phan Thị Yên
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tp. Đà Nẵng
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...