NGÀY ASEAN PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2020

Thứ hai - 15/06/2020 20:47
Bệnh Sốt xuất huyết (SXH) Dengue được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền. Mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người mắc bệnh SXH trên toàn thế giới. Sự gia tăng về số ca mắc cũng như phạm vi bùng phát dịch của bệnh SXH do nhiều nguyên nhân: nhiệt độ tăng cao, mưa xuất hiện sớm ở nhiều nơi trong năm, sự gia tăng mật độ dân số, hoạt động du lịch quốc tế...
Bệnh Sốt xuất huyết (SXH) Dengue được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền. Mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người mắc bệnh SXH trên toàn thế giới. Sự gia tăng về số ca mắc cũng như phạm vi bùng phát dịch của bệnh SXH do nhiều nguyên nhân: nhiệt độ tăng cao, mưa xuất hiện sớm ở nhiều nơi trong năm, sự gia tăng mật độ dân số, hoạt động du lịch quốc tế...
 
1606201

     SXH xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.Năm nay, số ca mắc bệnh SXH có xu hướng giảm hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến ngày 7/6/2020, toàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận 1.138 ca mắc, giảm hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
     Từ năm 2010, ASEAN đã chọn ngày 15/6 là ngày hành động phòng chống bệnh SXH của khu vực. Đây là sự kiện nhằm kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội chung tay chống lại bệnh SXH, tăng tính sáng tạo và hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao nhận thức về bệnh SXH, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện quyết tâm và cam kết của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này.
     Tại thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp với các đơn vị y tế tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ như: tăng cường công tác truyền thông về phòng chống SXH trên các phương tiện thông tin đại chúng; sản xuất và phân phối các tài liệu truyền thông;treo băng rôn khẩu hiệu tại các trục đường chính, các đơn vị y tế và các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố; tổ chức chạy xe tuyên truyền lưu động về phòng chống SXH và bệnh do vi rút Zika tại địa bàn các quận huyện…Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng đã triển khai các chiến dịch ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy, phun hoá chất diệt muỗi phòng chống bệnh SXH và bệnh do vi rút Zika tại 50 tổ dân phố trên địa bàn các quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ.
 
1606202

     Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh. Hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống bệnh cần được tích cực áp dụng trong cộng đồng. Phương pháp kiểm soát SXH chủ yếu là sử dụng các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy và sử dụng các biện pháp hoá học khi xuất hiện các ổ dịch.
Anh Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây